Chắp và lẹo đều là những “khối u” nổi lên trên hoặc ngay bờ mi mắt. Trong một số trường hợp, ta khó phân biệt rõ giữa 2 loại bệnh này. Chắp, lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó nó còn gây mất thẩm mỹ, và nhiều khi tái phát liên tục làm phiền toán cho người bệnh.
.png)
1.Vậy thế nào là Lẹo ? Thế nào là Chắp?
- Lẹo được tạo thành do sự nhiễm trùng ở các nang lông mi nên thường xuất hiện gần bờ mi và dính chặt vào da mi. Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm theo là cảm giác hơi ngứa, khó chịu và đỏ khu trú ở mi mắt, đau khi chớp mắt hoặc khi sờ vào khối lẹo. Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
- Chắp được tạo thành do sự tắc nghẽn các ống tuyến tiết nhờn của mi mắt. Chắp thường xuất hiện ở xa bờ mi hơn lẹo, nổi to hơn và không gây đau.
Nếu lẹo không điều trị khỏi sẽ chèn vào các ống tuyến của mi mắt và dẫn tới hình thành chắp. Chắp có thể có tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Khối chắp khi sờ có cảm giác cứng hơn lẹo, thường ít gây đau. Mi mắt đôi lúc cũng có thể tiến triển sưng lên.
2. Ai dễ bị chắp và lẹo?
Bất kì ai cũng có thể bị chắp hoặc lẹo. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Đã từng bị chắp hoặc lẹo trước đó
- Cơ địa có mụn trứng cá đỏ hay viêm da tiết bã
- Có những bệnh toàn thân khác, chẳng hạn như đái tháo đường
- Thường xuyên không tẩy trang sạch vùng mắt
- Dùng mỹ phẩm cũ hoặc nhiễm bẩn tại vùng mắt
- Những người có bệnh viêm bờ mi
3. Chắp và lẹo được điều trị như thế nào?
- Không nên nặn hoặc cố ấn cho vỡ khối phồng đó ra vì sẽ làm sự nhiễm trùng càng lan rộng ra mô xung quanh.
- Chườm ấm
- Làm ấm khăn mặt và chườm lên mi mắt trong khoảng 10-15 phút, thực hiện 3-5 lần/ngày. Khi chườm, bạn nên mát xa nhẹ nhàng để việc thoát lưu được dễ dàng hơn.
- Khi khối to, tạo mủ cần đến cơ sở y tế thăm khám để được dùng thuốc hoặc chích rạch khi cần thiết.
- Điều trị tốt bệnh liên quan như đái tháo đường, viêm trứng cả đỏ…..
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, không sờ hay dạy dụi lên mắt.