wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 72
  • Tổng truy cập: 17.166.333
Giấc ngủ và bệnh tim mạch
Cập nhật: 22/09/2022
Lượt xem: 1.695
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có lúc trải qua ít nhất một đêm mất ngủ và sáng hôm sau dậy thấy uể oải, căng thẳng, khó tập trung, giảm hiệu quả công việc. Nhưng các bạn đã biết ảnh hưởng của thiếu ngủ tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và cách cải thiện giấc ngủ chưa? Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu nhé!   
 

Hình ảnh minh họa

“Giấc ngủ là trụ cột thứ 3 của sức khỏe tốt, cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục”. Ngủ là thời gian để cơ thể tự sửa chữa những tổn thương trong quá trình vận động vào ban ngày. Thiếu ngủ gây hại tới tất cả các hệ thống sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ tim mạch.

Thiếu ngủ gây ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe tim mạch?  

 

Hình minh họa

Ở những người thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá tích cực, khi đó tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, tăng sự co thắt các mạch máu mà hậu quả là tăng huyết áp, suy tim.

Cùng với đó sự chữa lành các tổn thương của nội mô mạch máu sẽ bị khóa lại, làm cho tình trạng xơ vữa mạch máu tăng lên, cuối cùng có thể gây ra những cơn đau tim và đột quỵ.

Ngoài ra thiếu ngủ còn gây rối loạn quá trình trao đổi chất, làm tăng nồng độ đường trong máu, tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng cân và béo phì. Các bệnh này càng làm nặng lên các nguy cơ tim mạch ở người bệnh.

Có thể nói: “giấc ngủ không lành mạnh, trái tim không khỏe mạnh”.

Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ tự nhiên, đủ giấc (thường 7-8 tiếng mỗi đêm), sâu giấc và không gây đau nhức cơ thể khi tỉnh dậy.

Vậy làm thế nào để có một giấc ngủ lành mạnh?
- Thiết lập thời gian đi ngủ và thức dậy cố định
- Phòng ngủ tối, mát mẻ, không tiện ích như điện thoại, tivi, máy tính, loại bỏ đồng hồ khỏi phòng ngủ để ngăn ngừa mối lo nhìn giờ vào ban đêm
- Tránh chất kích thích, đồ uống có cồn, ăn uống quá no vào buổi tối.
- Hạn chế ngủ ban ngày nếu bạn khó ngủ vào ban đêm.
- Chỉ lên giường khi buồn ngủ, tránh nằm thức trên giường trong thời gian dài, thay vào đó có thể đọc sách hay thư giãn cho tới khi cơn buồn ngủ tới.
- Giảm lo âu, căng thẳng bằng các bài tập như thiền, yoga, hít thở đúng cách

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp các bạn nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ tới sức khỏe tim mạch và có được những giấc ngủ ngon, một trái tim khỏe và một sức khỏe tốt!

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK