Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 41
  • Tổng truy cập: 22.986.826
Hội chứng Stevens - Johnson
Cập nhật: 28/01/2022
Lượt xem: 12.444
Hội chứng Stevens-Johnson là một hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc, một số do nhiễm khuẩn, bệnh ác tính hoặc tự phát.

Bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

- Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, đau khớp, nôn, ỉa chảy. Nặng có thể li bì, hôn mê.

- Thương tổn da: Là các ban đỏ sẫm màu, sau nổi mụn nước, bọng nước, có khi trợt hoại tử, xen kẽ các mảng da đỏ, sẩn phù, không ngứa. Vị trí ở tay chân, có tính chất đối xứng, có thể có thương tổn hình bia bắn không điển hình.

- Thương tổn niêm mạc: là biểu hiện đặc trưng của bệnh, tập trung chủ yếu ở các hốc tự nhiên, thường tổn thương từ 2 hốc trở lên:
     + Viêm miệng: Biểu hiện mụn nước ở môi, lưỡi, vòm miệng hoặc xung quanh miệng, sau viêm nặng, trợt loét, tiết dịch, xuất huyết, đóng giả mạc, vảy tiết nâu đen. Người bệnh đau nhiều, ăn uống khó khăn.
     + Mắt: Viêm kết mạc hai bên, viêm dính bờ mi, nặng hơn là loét giác mạc, có thể gây mù lòa.
     + Mũi: Viêm mũi, xung huyết, chảy máu mũi.
     + Sinh dục: viêm đỏ, trợt loét.

Ngày 10/01/2022, khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí có tiếp nhận trường hợp người bệnh N.T.V., sinh năm 1938 địa chỉ tại Phường Cộng Hòa,Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Người bệnh ở nhà thấy mệt mỏi và tự mua nhiều loại thuốc uống. Người bệnh vào viện trong tình trạng đỏ da toàn thân, nhiều tổn thương phỏng trợt da, loét miệng, sinh dục, có sốt cao từng cơn. Qua thăm khám bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc hội chứng Stevens- Jonhson và nguyên nhân ban đầu xác định do dị ứng thuốc.

 

Người bệnh mắc hội chứng Stevens- Johnson có nhiều tổn thương phỏng trợt da, đau rát nhiều (Hình ảnh minh họa)
 
Theo các chuyên gia, tỉ lệ tử vong của những ca mắc hội chứng Stevens- Johnson là 5-30%. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thường có tiến triển tốt sau 2-4 tuần. Các tổn thương khỏi có thể để lại sẹo. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm loét giác mạc, mù lòa, xuất huyết tiêu hóa viêm phổi, viêm cơ tim, nặng nhất là suy đa tạng dẫn đến tử vong.
 
Sau 10 ngày điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt Đới, tình trạng da người bệnh N.T.V. không cải thiện, tình trạng nhiễm trùng nặng lên. Người bệnh đã được chuyển Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị.
 
Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo người dân cần lưu ý những điều sau để phòng tránh mắc hội chứng Stevens- Johnson:

- Tránh sử dụng các loại thuốc có tiền sử dị ứng: Hội chứng Stevens- Johnson chủ yếu là do dị ứng thuốc bởi vậy nếu bạn đã dị ứng với bất kì một loại thuốc nào thì cần tránh tái sử dụng.

- Tránh lạm dụng thuốc khi không thực sự cần thiết.

- Khi đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết tiền sử dị ứng để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

- Nếu dùng thuốc mà có bất kì biểu hiện bất thường nào cần dừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để tham khảo ý kiến, trường hợp biểu hiện nặng phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK