Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 34
  • Tổng truy cập: 23.297.605
Khuyến cáo về bệnh Suy giáp: Tự bảo vệ trong mùa lạnh
Cập nhật: 19/01/2021
Lượt xem: 2.879
Suy giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone quan trọng. Suy giáp làm rối loạn sự cân bằng bình thường của phản ứng hóa học trong cơ thể. Ít khi gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim.

Một triệu chứng phổ biến của suy giáp là quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, khiến người bệnh bị suy giáp nhạy cảm với thời tiết lạnh và khắc nghiệt. Khoa học đã chứng minh rằng mức độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của con người cũng tăng vào thời điểm này trong năm. Mức TSH cao có nghĩa là tuyến giáp của bạn không đáp ứng được nhu cầu hormone của cơ thể. Những người không có tiền sử về vấn đề tuyến giáp cũng chứng kiến sự tăng đột biến nhẹ của hormone này. Mùa lạnh cũng có thể làm cho chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, đây là một mối lo ngại phổ biến khác liên quan đến chứng suy giáp.

Vì sự thay đổi theo mùa, cần thay đổi chiến lược của mình để quản lý mức độ hormone tuyến giáp và các triệu chứng của nó.
 
Định kỳ kiểm tra mức độ hormone
Trước hết, hãy kiểm tra mức độ hormone. Tùy theo tình trạng bệnh mà phải làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ hàng tháng, hoặc sau mỗi 2-3 tháng, hoặc ít nhất là mỗi lần trong thời điểm chuyển mùa. Trong thời tiết lạnh, nhu cầu về hormone tuyến giáp của cơ thể chúng ta tăng lên mà tuyến giáp của chúng ta không đáp ứng được một cách tự nhiên. Các bác sĩ thường tăng liều lượng hormone tuyến giáp một chút trong những tháng lạnh hơn.

Tắm nắng khi có điều kiện
Vào mùa đông, mọi người thường nhốt mình trong nhà, điều này làm cho các triệu chứng trầm cảm của họ thậm chí còn tồi tệ hơn. Ngâm mình trong ánh sáng mặt trời làm tăng mức serotonin và giúp cải thiện chứng Rối loạn Tâm lý theo mùa (SAD). Dành 20 - 30 phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày có thể giúp xua tan mệt mỏi và trầm cảm.

 

Hình ảnh minh hoạ
 
Kiểm soát chế độ ăn uống
Trong thời tiết lạnh, mọi người thường có xu hướng sử dụng các đồ uống nóng như cà phê, cacao… tăng lên. Hơn nữa, trầm cảm theo mùa làm tăng cảm giác thèm ăn thực phẩm chế biến sẵn và nhiều carbonhydrat, điều này có thể khiến người bệnh có bệnh tuyến giáp khó kiểm soát cân nặng. Một người cần phải rất cẩn thận về lựa chọn chế độ ăn uống cho mình. Đồ uống nóng là tốt, nhưng không nên uống quá nhiều. Nên bao gồm nhiều nguồn carbonhydrat lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống.

Ăn thực phẩm sinh nhiệt
Để giữ ấm trong mùa lạnh, hãy bổ sung nhiều thực phẩm sinh nhiệt trong chế độ ăn uống của bệnh nhân. Những thực phẩm này tạo ra nhiệt trong cơ thể khi chúng được tiêu hóa và giúp giữ ấm. Ớt, bơ, chất béo bão hòa từ thịt và bơ, dầu dừa là một số thực phẩm sinh nhiệt. Chúng cũng có thể giúp người bệnh giảm cân.

Vận động
Đối với người bệnh tuyến giáp, điều quan trọng là phải tập thể dục hằng ngày từ 30 - 40 phút để giữ cho sự trao đổi chất của họ ở trạng thái tốt nhất và kiểm soát các triệu chứng của họ. Nếu không thể ra ngoài trời, có thể thử một số hoạt động trong nhà như nhảy dây và yoga, thể dục tay không tại chỗ…

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK