Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 16
  • Tổng truy cập: 22.427.264
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi cho trẻ em
Cập nhật: 07/10/2022
Lượt xem: 9.251
Thay đổi thời tiết khi giao mùa là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh mũi, họng. Tình trạng sổ mũi, ngạt mũi thường gây cảm giác rất khó chịu và thường gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sổ mũi, ngạt mũi thường kéo dài từ vài tuần đến cả tháng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để chấm dứt tình trạng này nhiều người đã tự mua thuốc nhỏ mũi về dùng. Vì tác dụng tức thời làm thông thoáng mũi khiến nhiều người lầm tưởng và lạm dụng thuốc như “thần dược” có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc, dùng kéo dài hay quá liều gây tổn thương niêm mạc gây ra tình trạng sung huyết hồi phát, rát mũi, khô mũi, nguy cơ gây bội nhiễm và tái phát bệnh nhiều hơn…
 
Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường giúp trẻ dễ thở, giảm sung huyết, giảm chảy nước mũi thường chứa thành phần là các chất co mạch như Naphazolin, Xylometazolin, Ephedrin, Oxymetazolin… Tuy nhiên các thuốc trên có những loại chống chỉ định với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc phải sử dụng hàm lượng thấp tùy thuộc độ tuổi của trẻ. Vì vậy nếu tự ý dùng thuốc sai liều, sai hàm lượng, dùng thuốc có chống chỉ định với trẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
 
Vậy làm thế nào để sử dụng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi an toàn cho trẻ?
Tình trạng sổ mũi, ngạt mũi nguyên nhân thường do virus gây ra. Do đó, không tự ý dùng các thuốc nhỏ mũi có chứa kháng sinh và corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh nhỏ mũi thường là các kháng sinh nhóm Aminoglycosid (như Neomycin sulfat, Tobramycin) hay Quinolon (như Moxifloxacin), ngoài kháng sinh thường chứa các thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm sung huyết. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể hấp thu qua niêm mạc mũi vào máu với nồng độ thấp nên những trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây ngộ độc ốc tai - tiền đình gây điếc. Mặt khác dùng kéo dài có thể gây kháng thuốc, vì vậy cần thận trọng và chỉ sử dụng khi có khuyến cáo của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

 
Thuốc nhỏ mũi giúp trẻ dễ thở, giảm sung huyết, giảm chảy nước mũi thường có thành phần là các chất co mạch và chống chỉ định với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (Hình ảnh minh hoạ)
 
Các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi gây co mạch cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều dùng, cách dùng. Mặc dù thuốc làm giảm các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, làm thông thoáng đường thở rất nhanh nhưng không nên lạm dụng thuốc tránh gây viêm mũi do thuốc hoặc sung huyết hồi phát. Thông thường các thuốc chứa thành phần gây co mạch chỉ sử dụng trong vòng 5-7 ngày. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi tác dụng gây co mạch của các thuốc trên không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà có thể gây co mạch toàn thân gây tím tái, vã mồ hôi, choáng… rất nguy hiểm.
 
Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi có chứa kháng sinh và corticoid cần có chỉ định của bác sĩ (Hình ảnh minh hoạ)
 
Khi điều trị tại nhà cho trẻ để an toàn nên lựa chọn nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ hay dạng xịt để vệ sinh lấy sạch mũi nhầy. Đây là loại thuốc có độ pH gần với pH sinh lý của mũi/họng nên có thể sử dụng dài ngày tùy theo nhu cầu vệ sinh khi viêm nhiễm. Lưu ý, dù an toàn nhưng cũng không nên sử dụng nước muối sinh lý với mục đích vệ sinh mũi (khi không có viêm nhiễm, không ngạt mũi hay sổ mũi) quá nhiều lần trong ngày cho trẻ vì có thể làm mất đi các yếu tố miễn dịch tự nhiên của niêm mạc mũi chống lại các virus, vi khuẩn tấn công cơ thể.

Trong trường hợp ngạt mũi nhiều có thể sử dụng nước muối ưu trương (có nồng độ lớn hơn 0,9%) để nhỏ mũi có thể làm cuốn mũi co lại giúp dễ thở, sau đó vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tuy nhiên, loại nước muối ưu trương không nên dùng quá 7 ngày liên tục vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ.

 

Khi trẻ ngạt mũi nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân và nhận được tư vấn sử dụng thuốc từ bác sĩ (Hình ảnh minh hoạ)
 
Tóm lại, khi trẻ ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân gây bệnh, tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, dùng đúng liều lượng, số lần dùng trong ngày và không quá số ngày bác sĩ đã chỉ định, không sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và giữ môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió, ấm vào mùa đông, có thể dùng máy tạo hơi ẩm không khí giúp trẻ giảm khô mũi, giảm cơn khò khè trong mùa đông.
 
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy trong khám, điều trị cũng như tư vấn các thắc mắc liên quan đến việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Nếu trẻ gặp tình trạng sổ mũi, ngạt mũi hoặc cần tư vấn sử dụng các thuốc xịt mũi, nhỏ mũi cho trẻ, cha mẹ hãy đưa trẻ đến Bệnh viện khám để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK