Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 75
  • Tổng truy cập: 17.197.280
Một số thuốc giảm đau có thể dùng trong đau bụng kinh
Cập nhật: 23/03/2023
Lượt xem: 5.508
Phần lớn phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng, nếu ở mức độ nhẹ có thể chịu đựng hoặc áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì cần có sự can thiệp của thuốc để giảm thiểu các cơn đau.
 

Đau bụng là vấn đề thường gặp ở phần lớn phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt (Hình ảnh minh họa)

1. Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh, hay còn gọi là thống kinh, là cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng hoặc bụng ở nữ giới trong kỳ kinh nguyệt. Thống kinh được chia thành 2 loại: Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.

- Thống kinh nguyên phát đề cập đến đau bụng kinh trong trường hợp không có bất kỳ bệnh lý vùng chậu tiềm ẩn nào.

- Thống kinh thứ phát đề cập đến đau bụng kinh liên quan đến một nguyên nhân cụ thể nào đó như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dị tật âm đạo...

Đau bụng kinh là do hóa chất tự nhiên gọi là prostaglandin được giải phóng trong tử cung (dạ con) trong kỳ kinh nguyệt gây ra. Một số phụ nữ có lượng prostaglandin cao hơn những người khác (mặc dù không rõ tại sao) và dễ bị đau bụng kinh hơn. Prostaglandin làm cho các cơ trong thành tử cung co lại gây đau. Mức độ đau cao nhất ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, sau một hoặc hai ngày, mức prostaglandin giảm xuống và cơn đau thường dịu đi.

Cơn đau bụng kinh thường sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nên đến bác sĩ kiểm tra nếu đau dữ dội, đau tăng hoặc kéo dài hơn bình thường. Việc thăm khám có thể giúp loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác.

2. Các thuốc giảm đau bụng kinh

Nhìn chung, thuốc đau bụng kinh hoạt động theo 2 cơ chế. Một là làm giãn cơ tử cung, khiến tình trạng co thắt giảm xuống dẫn đến giảm đau bụng kinh. Hai là giúp ức chế sự tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân gây ra các cơn co thắt ở tử cung trong cơ thể.

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc chống viêm ngăn cơ thể sản xuất prostaglandin có thể giúp giảm đau bụng kinh. Các NSAID có thể được sử dụng để giảm đau bụng kinh phổ biến là: Diclofenac, ibuprofen và naproxen. Cần lưu ý, thuốc có thể gây kích ứng dạ dày và tương tác với các loại thuốc khác. Vì vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng. Nếu có tiền sử mắc các bệnh sau: Viêm loét dạ dày, trào ngược, hen suyễn, thận, tim hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có chứa thành phần hoạt chất paracetamol giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Khi dùng theo chỉ dẫn, hầu hết mọi người thường dung nạp tốt với paracetamol. Các loại thuốc giảm đau mạnh hơn có chứa codeine chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ.

- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai cũng được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh. Vì thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng, nên ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung, do đó lượng prostaglandin có trong cơ thể giảm đi.

 

Một số thuốc có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ (Hình ảnh minh họa)

3. Các vitamin hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể do thiếu hụt khoáng chất và vitamin. Việc xem xét chế độ ăn uống của từng cá nhân và thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, trước và trong thời kỳ kinh nguyệt cần đặc biệt chú ý để có đủ các chất dinh dưỡng sau:

- Magie: Magie tham gia vào việc điều chỉnh chức năng cơ và thần kinh, huyết áp, đường huyết và nhịp tim, cũng như trong việc phát triển xương. Bổ sung magie cũng có thể làm giảm đau bụng kinh. Magie có nhiều trong các loại rau lá xanh, hạnh nhân và đậu phộng...

- Vitamin B6: Vitamin B6 rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Chất dinh dưỡng này giúp điều hòa quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ thống miễn dịch và giữ cho hệ thống thần kinh hoạt động bình thường. Vitamin B6 cũng làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm giảm đau bụng kinh. Vitamin B6 có nhiều trong cà rốt, thịt bò, gan, cá hồi, pho mai...

 

Bổ sung vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm đau bụng kinh (Hình ảnh minh họa)

- Omega-3: Omega-3 giúp giảm viêm, có thể giúp giảm đau bụng kinh. Ở nhiều phụ nữ, lượng omega-3 không cân bằng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tăng cao. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá hồi. rau lá xanh, sữa...

- Vitamin E: Vitamin E cũng được sử dụng để cải thiện chứng đau bụng kinh. Với đặc tính chống oxy hóa, vitamin E ức chế giải phóng prostaglandin. Do đó, nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh.

- Vitamin D: Vitamin D đã được sử dụng để cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Nồng độ canxi thấp làm tăng co cứng và co bóp tử cung. Cân bằng nội môi canxi bị ảnh hưởng bởi mức độ vitamin D, do đó, vitamin D có thể hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau bụng kinh.

4. Những điều cần tránh khi bị đau bụng kinh
- Tránh căng thẳng, sử dụng rượu và caffein, vì có thể làm cho cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể làm giảm nguy cơ đau bụng kinh. Bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều cá, trái cây và chất xơ có thể làm giảm cường độ đau. Ngoài ra, nên tránh đồ ăn vặt không lành mạnh như bánh kẹo nhiều đường, đồ ăn mặn nhiều muối…

- Nếu cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc kéo dài bất thường cần đi khám sớm để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK