Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 49
  • Tổng truy cập: 22.368.345
Nghiệm pháp dung nạp đường huyết ở phụ nữ có thai
Cập nhật: 01/08/2024
Lượt xem: 497
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết tương do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai.

Theo Hội Nội tiết Hoa Kỳ (Endocrine Society) đái tháo đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi. Theo khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc, trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3%-4%, tuy nhiên đến năm 2017, tỷ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bà mẹ cũng như của thai nhi; người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp - sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật - sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai... Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt.
             
Theo Quyết định số 1470/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ”, sàng lọc đái tháo đường thai kỳ gồm những bước sau:

Nghiệm pháp dung nạp đường huyết là phương pháp dùng để chẩn đoán đái tháo đường, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ. Nghiệm pháp dung nạp đường huyết bằng đường uống được tiến hành để đánh giá khả năng dung nạp đường sau khi cho bệnh nhân uống 75 gram glucose khan.

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết cho phụ nữ mang thai như sau:

- Chuẩn bị:
   + Ba ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn đoán, ăn uống bình thường, không ăn chế độ ăn có quá nhiều glucid cũng như không ăn kiêng  để tránh ảnh hưởng đến kết quả nghiệm pháp.
   + Nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi làm nghiệm pháp (có thể uống nước lọc).
   + Người thực hiện nghiệm pháp không sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, các thuốc có thể làm tăng đường máu (corticoid, estrogen…) hoặc thuốc làm giảm glucose máu (aspirin, quinin...)

- Thực hiện:
   + Lấy máu mẫu 1 theo quy trình lấy mẫu máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp.
   + Sau lấy máu, cho người bệnh uống 75g glucose khan pha trong 250ml nước, uống hết trong vòng 5 phút

 

Nghiệm pháp dung nạp đường huyết là phương pháp giúp phụ nữ mang thai phát hiện sớm
tiểu đường thai kỳ (Hình ảnh minh họa)

 
   + Lấy máu mẫu 2 cách 1 giờ sau mẫu 1 theo quy trình lấy mẫu máu tĩnh mạch
   + Lấy máu mẫu 3 cách 1 giờ sau mẫu 2 theo quy trình lấy mẫu máu tĩnh mạch.
   + Hướng dẫn thai phụ ăn uống bình thường.

*** Lưu ý: Trong thời gian làm nghiệm pháp không ăn uống gì thêm, ngồi nghỉ ngơi trong phòng làm nghiệm pháp hoặc đi lại nhẹ nhàng trong khu vực làm nghiệm pháp.
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK