Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 56
  • Tổng truy cập: 23.297.308
Nguy hiểm người đàn ông bị rắn độc cắn khi đang ngủ
Cập nhật: 31/07/2020
Lượt xem: 2.639
Đó là trường hợp của anh Phan Thanh Thế, 32 tuổi, địa chỉ tại Phường Mạo khê, Thị xã Đông Triều. Anh Thế vào viện với biểu hiện bứt rứt khó chịu, nặng mí, nhìn mờ… Qua thăm khám và khai thác tiền sử bệnh, người bệnh được nhập viện theo dõi bị rắn độc cắn.
 
Theo lời người bệnh, khoảng 23h30 ngày 24/7, trong khi đang ngủ dưới sàn nhà thì người bệnh thấy vật gì đó trườn qua người, ngay sau đó người bệnh soi đèn và bắt được một con rắn cạp nia dài khoảng 20 cm. Kiểm tra cơ thể không thấy vết rắn cắn, người bệnh đi ngủ tiếp. Sau 2 tiếng người bệnh có cảm giác đau mỏi người, nặng mí, sưng phù mặt, cứng hàm, nói khó… Người nhà vội vàng đưa người bệnh đến viện.

 

Hình ảnh rắn cạp nia người bệnh bắt được
 
 Tại Bệnh viện người bệnh được thăm khám toàn trạng, khai thác tiền sử bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết và được nhập viện khoa Hồi sức tích cực Nội theo dõi tình trạng rắn độc cắn. Người bệnh được đặt ống thở máy, điều trị tích cực… Sau 4 ngày điều trị, sức khoẻ người bệnh cải thiện. Người bệnh tự thở được, đã được rút ống thở, rút nội khí quản và chuyển chuyên khoa tiếp tục điều trị. Hiện sức khỏe người bệnh tiến triển ổn định và dự kiến được xuất viện vào tuần tới.
 

Hiện sức khỏe người bệnh tiến triển tốt và dự kiến được xuất viện vào tuần tới
 
Rắn độc cắn là một trong những tai nạn xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm (mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc). Tại Việt Nam có khoàng 60 loại rắn độc, trong đó rắn cạp nia là một trong những loại rắn độc nhất. Hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn sẽ xuất hiện tình trạng suy hô hấp do liệt cơ, xuất huyết do rối loạn đông máu, hoại tử… có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Việc xác định được vết rắn cắn rất khó khăn, thường không có dấu vết rõ ràng, đôi khi chỉ có 2 vết móc nhỏ như đầu kim, đặc biệt với rắn cạp nia thì móc rất nhỏ. Các bác sĩ Bệnh viện cho biết rất may trường hợp này, người bệnh đã được đưa đến viện kịp thời nên điều trị cho kết quả khả quan.
 
Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Tại nơi cư trú, người dân cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Cần cảnh giác với rắn, đặc biệt là các loại rắn độc trong mùa mưa lũ, mùa gặt và ban đêm, nếu đi ban đêm cần có đèn soi. Cần mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất vì rắn hay lui tới những chỗ ẩm thấp. Không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần… Nếu không may bị rắn cắn cần sơ cứu người bị nạn: không để người bệnh tự đi lại; Bất động vị trí bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim... và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Các bài viết khác
Hơn 600 sinh viên kết thúc khóa thực tập tốt nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(21 lượt xem)Cứu sống người phụ nữ bị sốc do chửa ngoài tử cung đã vỡ(25 lượt xem)Nguy cơ hạ đường huyết do chọn và sử dụng bơm tiêm Insulin sai cách ở bệnh nhân đái tháo đường(27 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 05/5 - 10/5/2025 )(37 lượt xem)Cấy chỉ - phương pháp chữa bệnh an toàn, Mang lại hiệu quả cao(41 lượt xem)Hội thảo “Cập nhật chỉ định và kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn” Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý rối loạn nhịp chậm(36 lượt xem)Bệnh viện trực 24/24h, đảm bảo cấp cứu người bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5(36 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 30/4 - 04/5/2025(52 lượt xem)Tăng cường đào tạo nhận diện và phân tích sự cố y khoa Hướng tới môi trường khám chữa bệnh an toàn, chất lượng(33 lượt xem)Cứu người bệnh tắc động mạch chậu thoát khỏi nguy cơ cắt cụt chi(31 lượt xem)Chuyện giờ mới kể: Niềm tin là sức mạnh - Hành trình vượt lên bệnh tật của người bệnh ung thư gốc lưỡi(43 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 28/4 - 29/4/2025 )(55 lượt xem)Giữ gìn thận ghép bằng chăm sóc đúng cách(55 lượt xem)Hội chẩn trực tuyến nâng cao năng lực điều trị, chăm sóc người bệnh(50 lượt xem)Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (67 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 24/4/2025 đơn vị cung cấp vật tư, dịch vụ sửa chữa an toàn sinh học cấp II phục vụ hoạt động chuyên môn(40 lượt xem)Người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được xuất viện(661 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành kiểm tra, rà soát soát chặt chẽ, không để sữa, thuốc giả lọt vào bệnh viện(63 lượt xem)Nâng cao năng lực chuyên môn điều dưỡng - Nỗ lực vì sức khỏe người bệnh(124 lượt xem)Cẩn trọng với tình trạng phản vệ do ong đốt(55 lượt xem)Nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh thông qua hội chẩn từ xa cùng chuyên gia y tế Cộng hòa Pháp(58 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 21/4/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa dây nội soi dạ dày model: GIF-H170; serial: 2828766 hãng Olympus của Bệnh viện(38 lượt xem)Dịch sởi bùng phát: Cảnh báo đỏ cho cộng đồng!(71 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 21/4 - 26/4/2025 )(67 lượt xem)Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Mái nhà ấm áp cho những mảnh đời kém may mắn(78 lượt xem)Chiếu tia plasma lạnh – Phương pháp hỗ trợ điều trị nhanh lành vết thương(122 lượt xem)Phẫu thuật khối u trung thất sau phức tạp cho người bệnh(67 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK