Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 22
  • Tổng truy cập: 23.180.837
Nhồi máu cơ tim: Biến chứng tim mạch nguy hiểm của đái tháo đường
Cập nhật: 24/09/2020
Lượt xem: 3.977
Đái tháo đường hiện nay được coi như đại dịch của bệnh không lây, trong đó đái tháo đường type 2 chiếm 90% các trường hợp đái tháo đường, ước tính năm 2017 có 425 triệu người mắc đái tháo đường type 2 và có thể lên tới 629 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2045 (Thông tin từ sách Lâm sàng Tim mạch học của PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng).

Đái tháo đường type 2 là bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có biến chứng trên hệ tim mạch, nặng nề nhất là biến chứng động mạch vành: “ Nhồi máu cơ tim”. Đây là một trong những nguyên nhân tử vong cho người đái tháo đường. Nhồi máu cơ tim (NMCT) là bệnh lý nguy hiểm do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội.

 

Cơ tim bị hoại tử sẽ gây triệu chứng đau ngực dữ dội (Hình ảnh minh họa)

Ở bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, khiến mạch máu dễ bị tổn thương. Kèm theo đó là hiện tượng tăng đông do rối loạn các yếu tố tham gia quá trình đông máu, dẫn đến hậu quả cuối cùng là hình thành cục huyết khối gây tắc  hoặc bán tắc mạch vành dẫn  đến tình trạng nhồi máu cơ tim.

Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) tăng gấp 2-4 lần so với những bệnh nhân không mắc ĐTĐ, làm tăng tỉ lệ nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó tỉ lệ nhồi máu cơ tim thầm lặng ở người bệnh ĐTĐ cũng thường gặp hơn, ít triệu chứng báo hiệu trước đói. Thêm vào đó, tổn thương Động mạch vành ở bệnh nhân Đái tháo đường thường là tổn thương nhiều thân động mạch, tổn thương xơ vữa lan tỏa, gây khó khăn trong quá trình can thiệp.


Người mắc đái tháo đường bị biến chứng tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim

 
Vừa qua, các Bác sĩ khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Việt nam - Thụy điển Uông Bí đã cấp cứu thành công bệnh nhân Nhồi máu cơ tim cấp/ Đái tháo đường type 2 dưới sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch DSA. Bệnh nhân nữ 81 tuổi, tiền sử Đái tháo đường type 2 đã 15 năm, nhập viện trong tình trạng có cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 1 tiếng, cảm giác đau nặng ngực vùng sau xương ức, lan lên cằm, không đáp ứng với Nitroglycerin xịt dưới lưỡi. Bệnh nhân được khám và làm các xét nghiệm, được chẩn đoán: Nhồi máu cơ tim cấp trên Đái tháo đường type 2. Có chỉ định chụp DSA xét can thiệp mạch vành. Trong quá trình can thiệp ghi nhận  xơ vữa nhiều thân mạch vành, bán tắc LAD đoạn xa. Bệnh nhân đã được đặt 2 stent mạch vành. Sau can thiệp bệnh nhân dễ chịu, hết đau ngực, không khó thở.

Như vậy, để có thể phát hiện sớm sự hiện diện của các biến chứng tim mạch, người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết để tầm soát bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm rõ các triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng sớm của bệnh. Cần chú ý triệu chứng đặc trưng là cơn đau thắt ngực. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nặng ngực vùng sau xương ức, đau như bóp nghẹt tim, lan lên cằm, vai trái và lan xuống mặt trong cánh tay trái.  Lúc đầu cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức, sau đó cơn đau xuất hiện khi người bệnh làm những việc nhẹ thông thường và nặng hơn nữa cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nằm nghỉ. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, nếu cơn đau kéo dài quá 15 đến 20 phút, phải nghĩ đến tình trạng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra. Tuy nhiên, ở bệnh nhân đái tháo đường, triệu chứng của bệnh tim mạch đôi khi rất nghèo nàn và không điển hình làm người bệnh rất khó phát hiện và dễ bị bỏ qua.
 
Để phòng ngừa biến chứng tim mạch, người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch bao gồm: Kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu tốt; Giảm cân, phòng tránh béo phì đặc biệt là béo bụng; Hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc; Tăng cường vận động thể lực.
Cuối cùng, việc thăm khám định kỳ có vai trò rất quan trọng đối với việc tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các biến chứng tim mạch.
 
Bệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề. Hiện nay, Bệnh viện Việt Nam - Thụy điển Uông Bí có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch gồm các Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch; Thực hiện đầy đủ các kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán và điều trị bệnh như siêu âm tim qua thành ngực trong lĩnh vực nội khoa và can thiệp Tim mạch; Thực hiện các Thăm dò chức năng không xâm lấn khác trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch giúp phát hiện các bệnh tim mạch ngay cả khi chưa có triệu chứng, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị sớm mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK