wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 138
  • Tổng truy cập: 16.671.306
Phản ứng Stress cấp có đáng sợ? Bạn làm gì để vượt qua?
Cập nhật: 04/01/2023
Lượt xem: 1.897
Trong cuộc sống nhiều bộn bề, khó khăn, bạn có khi nào thấy căng thẳng, cảm thấy thật tiêu cực, sợ hãi hay không? Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng của một dạng bệnh lý về tâm thần cảm xúc có thể gặp là phản ứng Stress cấp.

 

Hình minh họa

Vậy phản ứng Stress cấp là gì?
Phản ứng stress cấp là những sang chấn tâm lý rất mạnh, gây đau khổ và khó chịu cho bản thân người bệnh, được  đặc  trưng bởi một rối loạn tâm thần nhất thời, rất  trầm trọng.

Những sang chấn đủ lớn như: người thân mất, bị đe dọa tính mạng, thảm họa, tai nạn… hay những căng thẳng mâu thuẫn kéo dài, áp lực công việc, bị giam cầm… Đặc biệt hay gặp trong những trường hợp dễ thay đổi tâm sinh lý như dậy thì, tiền mãn kinh, suy nhược cơ thể…

Người bệnh sẽ có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: cảm giác chết lặng (nên gọi không được), cảm giác tan rã hoặc mất đáp ứng cảm xúc (không khóc nổi), giảm nhận thức của người bệnh với xung quanh (không ý thức được những nguy hiểm đang xảy ra), giải thể thực tại (không nhận thức được tình hình thực tế xung quanh), giải thể nhân cách (không ý thức được về sự tồn tại của bản thân mình), quên phân ly (quên tất cả các hiện tượng mà không có căn nguyên gì).

Những biểu hiện thường gặp của bệnh là sau tiếp xúc với tác nhân gây stress khởi phát ngay các dấu hiệu:
- Sợ hãi, bất lực, bất an hoặc ghê rợn.
- Khó ngủ, dễ cáu giận, buồn rầu, lo lắng, hoặc biểu hiện ở những giấc mơ, gặp ác mộng, ảo tưởng, hồi tưởng quá khứ... hoặc những dấu hiệu rõ rệt của rối loạn lo âu.
- Không muốn giao tiếp xung quanh, né tránh với các không gian hoặc đối tượng và lời nói kích thích làm người bệnh nhớ lại sang chấn.
- Người bệnh giật mình, thu hẹp sự chú ý.
- Không nhận thức được tình hình thực tế xung quanh, không có đáp ứng với cảm xúc, sững sờ.
- Không nhận thức được sự tồn tại của bản thân hoặc có sự sai lệch không gian và thời gian.
- Quên phân ly (không nhớ một khía cạnh nào đó của sang chấn)
sang chấn hoặc cảm giác đau khổ khi có các sự kiện gợi lại sang chấn cũ.
- Người bệnh không thực hiện các công việc bình thường hàng ngày như lao động, học tập.

Các rối loạn này kéo dài từ 2 ngày đến tối đa 4 tuần và xuất hiện trong phạm vi 4 tuần sau sang chấn rồi tự hết. Nó không phải là hậu quả trực tiếp của các chất ma tuý hay thuốc, cũng không phải do các bệnh nội khoa gây ra; không đủ để chẩn đoán rối loạn loạn thần ngắn, và không phải là sự tăng hoạt các rối loạn nhân cách có sẵn.
  
Phản ứng stress cấp có đáng sợ, nguy hiểm không?
Ảnh hưởng đầu tiên của rối loạn này là ảnh hưởng tới cảm xúc, tâm lý người bệnh. Những rối loạn cảm xúc có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống. Người bị rối loạn stress cấp tính thường gặp phải các mâu thuẫn, xung đột tăng lên do tâm trạng bất ổn dễ kích động và hành vi quá khích, thiếu thận trọng. Giảm khả năng tập trung làm việc và học tập. Ngoài ra, sự quan sát và chú ý quá mức của người bệnh cũng khiến những người xung quanh cảm thấy không thoải mái. Do đó, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ đánh mất các mối quan hệ thân thiết và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.
   
Tuy nhiên, nếu được thăm khám và điều trị sớm, rối loạn stress cấp tính hoàn toàn có thể chữa khỏi. Ngược lại, những trường hợp không được điều trị có thể phát triển thành rối loạn Stress sau sang chấn, đồng thời gia tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm thần khác.

Chúng ta làm gì để vượt qua được giai đoạn Stress ấy?
- Trước hết phải cô lập được stress: người bệnh cần được đưa ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt.
- Mọi người xung quanh cần giữ vững tình trạng tâm lý cho người bệnh, động viên an ủi người bệnh, hướng dẫn cách tập thở chậm.
- Liệu pháp thư giãn giúp cơ thể và tâm trí không còn căng thẳng lo lắng.
- Liệu pháp tập tính:
   + Điều chỉnh lại cách sống: làm cho đối tượng ý thức rõ rệt lợi ích của sự cân bằng hài hoà giữa hoạt động và thư giãn để tăng cường sức đề kháng với stress.
   + Khẳng định bản thân: Giúp người bệnh làm chủ được tình huống, cho người bệnh tập đối phó lại với các tình huống stress.
- Tập luyện các môn thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, du lịch, giải trí giúp người bệnh có điều kiện hòa nhập trở lại với xã hội.
- Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi có chỉ định.
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK