Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 112
  • Tổng truy cập: 17.193.910
Phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tổ chức sinh hoạt khoa học chuyên đề “Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên”
Cập nhật: 30/05/2023
Lượt xem: 1.322
Ngày 24/5/2023, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đã tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học chuyên đề “Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên và Chăm sóc đường truyền tĩnh mạch trung tâm”. Với hai phần trình bày báo cáo của Ts. Bs. Nguyễn Hữu Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 và ĐD. Lê Quang Trí – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai. Tham dự có các bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Khoa Ngoại tiêu hoá, Trung tâm Ung bướu & Y học hạt nhân, kỹ thuật viên khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức và cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng, Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện.


BSCKI. Hoàng Thăng Vân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nội – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí phát biểu


Nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tham dự buổi Sinh hoạt khoa học 

Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên (Peripheral inserted central – Catheter - PICCs) là một kỹ thuật chuyên sâu của chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu. Được thực hiện bằng cách đặt một đường truyền qua da vào tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ trên – nơi lưu lượng máu chảy qua rất cao) từ tĩnh mạch ngoại biên (dưới sự hỗ trợ của siêu âm). Đường truyền có nhiều đầu phù hợp cho tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch… rất thuận lợi trong việc điều trị cho người bệnh có chỉ định truyền dịch/thuốc hoặc dinh dưỡng dạng lỏng trong nhiều ngày. Tại buổi sinh hoạt khoa học, Ts. Bs. Nguyễn Hữu Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên để cập nhật cho đội ngũ nhân viên y tế về phương pháp này.


Ts. Bs. Nguyễn Hữu Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên


ĐD. Lê Quang Trí – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về chăm sóc đường truyền tĩnh mạch trung tâm

Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng được theo dõi phần trình bày của ĐD. Lê Quang Trí – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai về “Chăm sóc đường truyền tĩnh mạch trung tâm”. Theo đó, sau khi đặt đường truyền thành công thì việc chăm sóc tốt, đảm bảo đường truyền không bị tắc nghẽn, không nhiễm khuẩn có thể lưu và sử dụng đường truyền lên tới 1 năm, hạn chế việc đặt lại ven nhiều lần và giảm nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.
 
Tiếp đó, Ts. Bs. Nguyễn Hữu Quân đã trực tiếp hướng dẫn và tiến hành đặt tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên cho người bệnh N. V. N. 83 tuổi điều trị bệnh phổi mạn tính. Với việc nắm vững quy trình cùng sự hướng dẫn trực tiếp từ Ts. Bs. Nguyễn Hữu Quân, điều dưỡng Bệnh viện đã thực hành đặt tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên thành công trên một ca bệnh khác là người bệnh N. T. N. B. 82 tuổi viêm phổi nặng, suy kiệt kèm theo suy tim.  Đây đều là những người bệnh cao tuổi, bệnh nặng, nhiều bệnh nền, quá trình điều trị phải tiêm truyền tĩnh mạch nhiều lần và kéo dài, áp dụng phương pháp đặt tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên giúp giảm thiểu những hạn chế của đường truyền tĩnh mạch ngoại vi thông thường cho người bệnh như: không chắc chắn, nhanh hỏng và nhiều biến chứng… Thủ thuật đã được tiến hành thuận lợi và nhận được đánh giá cao từ phía Ts. Quân về độ chính xác, an toàn trong quá trình thực hiện kỹ thuật.

 

ĐD. Lê Quang Trí – Điều dưỡng trưởng Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn siêu âm xác định vị trí đặt tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên trên người bệnh


Ts. Bs. Nguyễn Hữu Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp hướng dẫn đặt tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên trên người bệnh
 
Buổi sinh hoạt khoa học là cơ hội để nhân viên y tế Bệnh viện cập nhật kiến thức về các kỹ thuật, công nghệ y khoa hiện đại, tiên tiến, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn. Nhờ vậy, người dân khi điều trị tại Bệnh viện sẽ được áp dụng và hưởng lợi từ những phương pháp ưu việt này.

 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK