Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 89
  • Tổng truy cập: 21.935.818
Vi khuẩn Helicobacter Pylori và các phương pháp chẩn đoán hiện nay
Cập nhật: 11/09/2020
Lượt xem: 10.129
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một xoắn khuẩn Gram âm, cư trú ở dạ dày người. Với đặc điểm về hình thái, khả năng di chuyển và tiết ra các men như urease, carbonic anydrase... giúp vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày người mà không bị tiêu diệt bởi acid dịch vị.
 

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một xoắn khuẩn Gram âm, cư trú ở dạ dày người

Có đến trên 50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP, tuy nhiên tỉ lệ có sự khác biệt giữa các vùng trên thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 60 -70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP.

Hiện nay đây được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý: Loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp và mạn, chứng chậm tiêu chức năng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy vậy không phải trường hợp nào vi khuẩn HP cũng có hại. Trong nhiều trường hợp, nếu không gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn...thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như vi khuẩn cộng sinh, không gây hại cho cơ thể, thậm chí giúp giảm thiểu bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột, hoặc một số bệnh lý về dị ứng với phấn hoa, bụi nhà....


Khi có các triệu chứng như đau bụng, đầy chướng, khó tiêu, ợ hơi ợ chua... cần nên gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn các phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất

Phương thức lây truyền?
Vi khuẩn HP có thể lây qua 3 con đường chính sau:

- Nguồn lây từ động vật: một số loại động vật từ chó, gà, vịt... có thể trở thành nguồn lây cho người.
- Nguồn lây từ môi trường: nước và một số thực phẩm là nguyên nhân chính của việc lây nhiễm HP.
- Nguồn lây từ người sang người: đây là đường lây rất phổ biến, nhất là trẻ em. Có thể lây do dùng chung đũa thìa gắp thức ăn, hôn, nhai cơm cho trẻ...

Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Khi nhiễm vi khuẩn HP, ban đầu người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn...bệnh tiến triển sẽ gây nên tình trạng viêm, loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hại đối với sức khỏe người bệnh. Do đó để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày thì người bệnh cần kiểm tra sức khỏe ngay khi có các dấu hiệu ban đầu để có phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả.

Có những phương pháp nào chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP ?
Hiện nay có 2 nhóm test chẩn đoán:

- Nhóm test xâm nhập: bao gồm các loại xét nghiệm mô bệnh học, nuôi cấy và test nhanh urease. Với các loại xét nghiệm này mẫu bệnh phẩm được lấy bằng kìm sinh thiết qua nội soi ống mềm (gây mê hoặc không gây mê). Đây là phương pháp phổ biến, vừa giúp quan sát, đánh giá được các tổn thương ở dạ dày tá tràng, đồng thời làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP.

   + Xét nghiệm Ure test: Phương pháp này cho kết quả nhanh trong khoảng 5 phút, giá thành rẻ, phổ biến, có thể áp dụng ở tất cả các cơ sở y tế có nội soi dạ dày ống mềm. Độ đặc hiệu lên đến 95-100%.
   + Xét nghiệm Mô bệnh học: Phương pháp này cho tỉ lệ phát hiện HP lên đến trên 90%. Khó khăn nhất của phương pháp này đó là kết quả chỉ có thể đưa ra sau 2-3 ngày và chỉ làm được ở những Bệnh viện lớn.
  + Xét nghiệm Nuôi cấy: Vi khuẩn HP sẽ phát triển tốt và phân lập dễ dàng trong môi trường đặc hiệu. Phương pháp này có độ đặc hiệu lên đến 100 %. Đây cũng là một trong những cơ sở để lựa chọn thuốc điều trị với các trường hợp kháng kháng sinh.
   + Các test sinh học phân tử: chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu.

 

Hình ảnh kết quả xét nghiệm ure test âm tính (màu vàng) và dương tính (màu xanh)

 
- Nhóm test không xâm nhập: Test huyết thanh, test thở ure với C13, C14, test tìm kháng nguyên trong phân.

   + Test thở ure với C13, C14: Test này dựa trên nguyên lý khi người bệnh uống ure có chứa cacbon C13 hoặc C14 được đánh dấu thì nó sẽ bị men urease của HP thủy phân tạo ra carbon dioxyd. Chất này khuếch tán vào máu và sau thời gian ngắn sẽ xuất hiện trong hơi thở người bệnh. Test thở với C13, C14 là phương pháp test nhanh (quá trình thực hiện trong vòng 30 phút), thực hiện đơn giản, độ đặc hiệu cao (lên đến 95%) và có thể thực hiện nhiều lần không gây khó chịu cho người bệnh, là biện pháp kiểm tra hiệu quả điều trị HP. sau liệu trình. Có sự khác biệt giữa test thở với C13 và C14: Test thở C14 tuy giá thành thấp, nhưng là yếu tố phóng xạ nên hạn chế sử dụng với trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Test thở C13 chi phí cao nhưng an toàn cho mọi đối tượng, ngày nay đang được nhiều cơ sở y tế lựa chọn trong việc chẩn đoán nhiễm HP.
   + Test huyết thanh: đây cũng là phương pháp chẩn đoán nhiễm HP hiệu quả, tuy nhiên test này dương tính chỉ cho biết người bệnh đang bị nhiễm HP ở thời điểm xét nghiệm hoặc người bệnh đã bị nhiễm HP nhưng thời điểm xét nghiệm không có HP nữa hoặc bệnh nhân có kháng thể nhưng không đặc hiệu.Test tìm kháng nguyên trong phân: phương pháp này có độ chính xác cao, dễ thực hiện. Ở Việt Nam cũng đã có cơ sở y tế thực hiện test này.

Hiện nay tại các Bệnh viện lớn trên cả nước cũng như tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã triển khai nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP với độ chính xác cao, giá thành hợp lý và an toàn như: ure test, mô bệnh học, test thở C13. Thời gian tới, khoa Nội tiêu hóa cùng với khoa Vi Sinh Bệnh viện sẽ phát triển phương pháp nuôi cấy làm kháng sinh đồ giúp đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, nhất là trường hợp kháng kháng sinh.

Vi khuẩn HP thực sự không nguy hiểm, công nghệ hiện đại giúp người bệnh có nhiều lựa chọn trong chăm sóc sức khỏe, hiện nay đã có phác đồ điều trị đối với vi khuẩn HP. Do đó, mỗi chúng ta khi có các triệu chứng như đau bụng, đầy chướng, khó tiêu, ợ hơi ợ chua...nên gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn các phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, những người bệnh đã được chẩn đoán có bệnh lý dạ dày tá tràng cần tuân thủ điều trị, có kế hoạch tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

 
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK