Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 91
  • Tổng truy cập: 17.176.850
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Streptococcus Group A (Liên cầu nhóm A) giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh
Cập nhật: 25/05/2023
Lượt xem: 12.014
1. Giới thiệu
Liên cầu khuẩn nhóm A là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus Group A (Group A Beta Hemolytic Streptococcus – GABHS), có tên gọi là Streptococcus pyogenes là loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em, đứng thứ 2 sau nhiễm virus gây bệnh ở đường hô hấp. Liên cầu khuẩn nhóm A là liên cầu tan máu β, gây tan máu hoàn toàn, là một loại vi khuẩn Gram (+),  hình cầu, đường kính khoảng 0,6 - 0,8 μm, đứng riêng lẻ, xếp đôi, đám hoặc xếp thành dây ngắn, dài khác nhau, không có lông, không di động, không sinh nha bào, hiếu kỵ khí tùy tiện, và thường đòi hỏi môi trường nuôi cấy có nhiều chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, đường... Vi khuẩn phát triển tốt hơn ở điều kiện khí trường có thêm 5-10% CO2. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37 độ C.
        
Bình thường vi khuẩn Streptococcus pyogenes (S. pyogenes) ký sinh thường trú ở họng và trên da, (có vi khuẩn này ở họng và trên da nhưng chưa chắc đã gây bệnh). Tuy nhiên, nếu cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, người bệnh có thể bị bội nhiễm vi khuẩn S. pyogenes sẵn có ở vùng họng hoặc trên da. Đối với trẻ em mà không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận, viêm da mủ, viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản, áp xe thành sau họng - một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
        
Tính đến tháng 3/2021, CDC Hoa Kỳ ước tính có khoảng 11.000 đến 24.000 trường hợp mắc bệnh và có khoảng 1.200 đến 1.900 trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn mỗi năm ở Hoa Kỳ. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính: Có 111 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị chốc lở; 470.000 trường hợp mắc mới thấp khớp và 282.000 trường hợp mắc mới thấp tim xảy ra mỗi năm.

2. Nguyên nhân, đường lây nhiễm và người có nguy cơ nhiễm khuẩn S. pyogenes
Nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A là bất kỳ nhiễm trùng nào gây ra bởi vi khuẩn S. pyogenes. Thường gặp nhất là viêm họng và da. Bệnh do vi khuẩn S. pyogenes gây ra được chia ra 2 nhóm: Không xâm lấn và xâm lấn.

- Nhiễm vi khuẩn S. pyogenes không xâm lấn bao gồm các bệnh thông thường như: Viêm họng, sốt phát ban đỏ, chốc lở, viêm tai giữa, viêm phổi... nhiễm khuẩn này ít nghiêm trọng hơn và dễ lây nhiễm hơn các trường hợp nhiễm vi khuẩn  S. pyogenes xâm lấn.

- Nhiễm vi khuẩn S. pyogenes xâm lấn bao gồm các bệnh trầm trọng như: Hội chứng nhiễm độc liên cầu khuẩn nhóm A cấp tính, thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp và nhiễm khuẩn huyết, …

Liên cầu khuẩn nhóm A là bệnh dễ lây truyền, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp với những dịch và chất bài tiết từ mũi, họng của người đã mắc bệnh (hít phải hạt nước trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi), ăn uống chung với người bệnh; Ngoài ra, vi khuẩn này còn lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, vết loét trên da và các đồ vật có dính vi khuẩn gây bệnh.
        
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm A, nhất là những người có vết thương hở như vết trầy xước, vết thương xuyên thấu, vết loét, thủ thuật ngoại khoa, vết thương đụng dập phần mềm, thuỷ đậu, …

Khi các nhiễm khuẩn tại chỗ ban đầu không được điều trị đúng, kịp thời và chăm sóc tốt, nhất là đối với trẻ em, thì khi bị nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa, … Kết hợp với cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, cơ thể bị suy giảm miễn dịch, người bệnh có thể bị bội nhiễm các vi khuẩn ký sinh ở vùng họng hoặc do nhiễm chủng Liên cầu khuẩn nhóm A sinh độc tố nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. 

3. Triệu chứng của bệnh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A
Bệnh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A biểu hiện dưới các thể lâm sàng chính dưới đây:

3.1. Viêm họng: Là biểu hiện thường gặp nhất của vi khuẩn S. pyogenes nhiễm. Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân. Độ tuổi thường gặp từ 5 - 15 tuổi, ít gặp ở trẻ < 3 tuổi. Thời gian ủ bệnh: 3 - 5 ngày.
       
Triệu chứng: Sốt cao, đau họng, Amidan có mủ, nổi hạch cổ, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, phát ban đỏ toàn thân…

3.2. Chốc lở: Thường gặp vào mùa hè, độ tuổi thường gặp từ 2 - 5 tuổi. Thời gian ủ bệnh 7 - 10 ngày. Xảy ra trên vùng da bị tổn thương do chấn thương, viêm da, côn trùng cắn, thủy đậu…
        
Triệu chứng: Nốt phỏng nước nhỏ, xung quanh đỏ, nước chuyển màu từ trong sang vàng theo thời gian, vỡ nốt phỏng gây bong vảy, da trợt đỏ. Tổn thương trên da rải rác toàn thân, có thể kèm sốt. Sau đó có thể diễn biến nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

3.3. Thấp tim: Thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi. Bệnh thường xảy ra sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A (2 - 3 tuần).
        
Triệu chứng: Biểu hiện một trong các hội chứng sau: Viêm tim, viêm đa khớp, ban vòng, múa giật Syndenham, nốt dưới da… Trong các tổn thương do bệnh gây nên, tổn thương ở tim là nặng nhất vì có thể gây tử vong trong đợt cấp hoặc để lại di chứng vĩnh viễn ở van tim. 

3.4. Viêm cầu thận cấp: Thường gặp ở trẻ từ 5-12 tuổi, bệnh thường xảy ra sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A (1-2 tuần) hoặc nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn nhóm A (3-6 tuần).
        
Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh là những triệu chứng gồm: Nước tiểu có máu và Protein, phù, tăng huyết áp và tăng Creatinin máu, có thể gây biến chứng như: Suy tim, phù phổi cấp, bệnh não do tăng huyết áp.

3.5. Hội chứng sốc độc tố (Streptococcal Toxic Shock Syndrome): Đây là một nhiễm trùng xâm lấn gây ra bởi S. pyogenes. Mặc dù hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng với biểu hiện suy đa tạng và gây tử vong.

 
                                                         
Hình ảnh tổn thương ở họng do nhiễm S. pyogenes


Hình ảnh mủ trên da do nhiễm S. pyogenes
 
4. Phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A          
Có 03 phương pháp xét nghiệm sau:

4.1. Nuôi cấy phân lập tìm vi khuẩn S. pyogenes (tuỳ theo từng bệnh mà lấy loại bệnh phẩm cho phù hợp)
- Nuôi cấy dịch họng (bệnh phẩm là dịch họng);
- Nuôi cấy máu (bệnh phẩm là máu);
- Nuôi cấy mủ vết thương, mủ ngoài da (bệnh phẩm là mủ);
- Nuôi cấy dịch não tuỷ (bệnh phẩm là dịch não tuỷ);

4.2. Xét nghiệm huyết thanh học: Phản ứng kháng thể huỳnh quang phát hiện vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A tại các mô bị nhiễm (phương pháp này áp dụng ở các trung tâm nghiên cứu, ít được áp dụng tại các bệnh viện).

4.3. Định lượng nồng độ kháng thể của vi khuẩn S. pyogenes
Xét nghiệm ASLO là loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vi khuẩn liên cầu khẩu nhóm A gây ra. Xét nghiệm định lượng kháng thể này thường dùng để chẩn đoán bệnh thấp tim, thấp khớp…
        
Vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết ra một loại enzyme đặc trưng là Streptolysin - O. Hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ra Streptolysin - O sẽ sản xuất ra kháng thể ASLO chống lại, các kháng thể này xuất hiện từ 7 - 10 ngày sau khi nhiễm khuẩn. Nồng độ kháng thể tiếp tục tăng, đạt giới hạn trong vòng từ 2 - 4 tuần.
        
Như vậy, xét nghiệm ASLO là xét nghiệm định tính và bán định lượng kháng thể vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A xuất hiện trong máu của người bệnh.

Khoa Vi Sinh - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai 02 phương pháp xét nghiệm chẩn đoán người bệnh bị nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A như sau:

- Xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A ở họng, máu, dịch não tuỷ và mủ trên da của người bệnh. Phương pháp nuôi cấy tìm vi khuẩn S. pyogenes thường quy, định danh và làm kháng sinh đồ tự động trên máy Vitek Compark II để chẩn đoán và phát hiện sớm vi khuẩn S. pyogenes, phục vụ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị cho người bệnh đúng và kịp thời.
- Xét nghiệm ASLO là xét nghiệm định tính và bán định lượng tìm kháng thể của vi khuẩn S. pyogenes để phòng ngừa nhiễm S. pyogenes, đáp ứng nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng, cho kết quả chính xác và nhanh nhất. Chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy máu, người bệnh đã có được kết quả.

 
         
Hình ảnh Vi khuẩn S. pyogenes nuôi cấy trên môi trường  thạch máu

5. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A. Vì vậy, việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chủ động phòng tránh nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A là rất cần thiết. Để phòng bệnh cần chú ý:

- Luôn luôn che mũi, che miệng khi ho, hắt hơi, tránh phát tán vi khuẩn xung quanh và cần lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp với người bị ho (đeo khẩu trang), ăn uống chung với người bị bệnh và người bị chốc lở, viêm da mủ, vết loét trên da… Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm liên cầu nhóm A (vệ sinh tay, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi). Lưu ý đối với trẻ em, hãy cẩn thận không gãi vì chúng có thể bị kích thích gây viêm da nhiễm khuẩn. Ngoài ra, người mắc bệnh nên băng kín vùng tổn thương trong sinh hoạt tập thể như ở trường học, nhà trẻ, nơi đông người.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (Giữ vệ sinh nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...). Để tránh nhiễm trùng thứ phát và biến chứng thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận… cần phải phát hiện sớm và điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn ở da, ở họng do liên cầu nhóm A gây nên.
- Sử dụng kháng sinh thích hợp phòng bệnh do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A sau các phẫu thuật đường hô hấp, tiết niệu...
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK