Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 229
  • Tổng truy cập: 21.926.480
Xét nghiệm Protein toàn phần trong máu
Cập nhật: 03/07/2024
Lượt xem: 1.581
Protein đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chức năng của cơ thể. Việc thực hiện xét nghiệm để đánh giá lượng protein toàn phần là một công cụ quan trọng để phát hiện sự bất thường trong chỉ số protein, cũng như hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán các tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý.

Trong cơ thể người, protein có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý bình thường như:
+ Tham gia cấu tạo nên cơ thể;
+ Duy trì áp lực thẩm thấu keo, giúp cho nước không đi ra ngoài mạch máu, ổn định quá trình trao đổi muối nước;
+ Tham gia vào việc duy trì cân bằng pH cho máu;
+ Tham gia trực tiếp vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân vi khuẩn bên ngoài, thúc đẩy quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể;
+ Liên kết, vận chuyển các acid béo, enzyme, hormone steroid... đi khắp các cơ quan của cơ thể.

 

Hình ảnh minh họa

Protein máu (protein huyết tương) là những protein có trong huyết tương gồm có 3 thành phần chính là Albumin (chiếm 55%), Globulin (chiếm 38%) và Fibrinogen (chiếm 7%).

Tế bào gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (tủy xương, lách, tế bào lympho…).

Nồng độ Protein toàn phần có thể phản ánh tình trạng dinh dưỡng và cũng có thể được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh thận, bệnh gan, các nguyên nhân bệnh lý khác.

Bình thường protein sẽ có một hàm lượng nhất định trong máu và không có trong nước tiểu. Khi nồng độ protein trong máu thay đổi hoặc xuất hiện protein trong nước tiểu được coi là những dấu hiệu bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng protein toàn phần trong máu:
+ Xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thể tích trong lòng mạch của người bệnh.
+ Xét nghiệm cho phép xác định tình trạng tăng protein máu và các rối loạn protein huyết thanh khác.
+ Xét nghiệm không thể thiếu trong thăm dò các bệnh lý gây mất protein, từ đó cung cấp các thông tin hữu ích trong chẩn đoán.
+ Đây là một xét nghiệm hữu ích giúp định hướng chẩn đoán nhiều bệnh lý gặp trên lâm sàng như suy dinh dưỡng, xơ gan, hội chứng giảm hấp thu, bỏng…

Theo khuyến cáo, giá trị bình thường protein toàn phần trong máu theo lứa tuổi như sau:

 

Khi mất nước, tất cả các phân đoạn protein trong huyết thanh đều tăng gây hội chứng tăng protein. Sự mất nước có thể bị gây ra bởi giảm hấp thu hoặc là tăng sự mất nước trong một số bệnh lý. Trong giai đoạn khởi phát của bệnh u tuỷ xương cũng thấy có sự gia tăng của trị số protein toàn phần trong huyết thanh.

Nguyên nhân gây giảm protein huyết thanh có thể do tăng sự mất protein hoặc do giảm cung cấp protein (đói, giảm hấp thu). Trong hội chứng viêm thận, mất protein là do albumin thoát ra ngoài các ống thận bị tổn thương. Ngoài ra, mất protein còn có thể do mất máu trong chấn thương, trong bỏng nặng hay do truyền dịch nhanh hơn so với việc bổ sung protein.

Xét nghiệm Protein toàn phần trong máu là xét nghiệm rất có giá trị trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và gợi ý các bệnh gan, thận, tiêu hóa... Đây là một xét nghiệm đơn giản nên được thực hiện định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân. Xét nghiệm định lượng Protein toàn phần trong máu đang được thực hiện thường quy tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí.
Khoa Hóa sinh

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK