Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 78
  • Tổng truy cập: 21.476.329
Định lượng magie máu và những điều cần biết
Cập nhật: 11/04/2024
Lượt xem: 499
Magie là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Lượng magie trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.

Magie là chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào nhiều chức năng hóa sinh. Magie đi vào cơ thể qua ăn uống, được hấp thụ bởi ruột non và đại tràng.

Cơ thể người bình thường chứa từ 21 đến 28 g magie, hơn 50% lượng magie ở dạng phức hợp với canxi và phosphate trong xương. Chỉ khoảng 1% magie toàn phần được tìm thấy trong dịch ngoại bào. Khoảng 35% magie trong huyết tương ở dạng gắn với protein, chủ yếu là albumin. Do đó thay đổi nồng độ albumin có thể ảnh hưởng đến lượng magie.

Sự thiếu hụt magie trong máu có thể gặp ở tình trạng suy dinh dưỡng, kém hấp thu hoặc sự đào thải quá nhiều magie qua thận.

Sự dư thừa magie trong máu có thể gặp khi uống thuốc kháng acid có chứa magie và khi thận giảm khả năng bài tiết magie.

1. Mục đích của xét nghiệm định lượng magie trong máu:
Xét nghiệm magie được sử dụng để xác định nồng độ của magie trong máu. Định lượng magie trong máu đặc biệt hữu ích trong các trường hợp bệnh lý:
- Tình trạng giảm hấp thu
- Nghiện rượu mạn
- Suy thận
- Tiêu chảy mạn tính
- Tăng canxi máu
- Theo dõi điều trị khi sử dụng các thuốc digitalis, lợi tiểu, một số nhóm kháng sinh


Xét nghiệm magie được sử dụng để xác định nồng độ của magie trong máu (Hình ảnh minh họa)

2. Magie tăng cao trong các trường hợp: 
Sự tăng nồng độ magie trong máu hiếm khi do các nguồn thực phẩm mà thường là bài tiết giảm hoặc bổ sung quá mức. Sự tăng nồng độ magie trong máu thường thấy trong các trường hợp:
- Suy thận
- Cường cận giáp, suy giáp
- Mất nước
- Nhiễm acid do đái tháo đường
- Bệnh Addison
- Sử dụng các thuốc kháng acid chứa magie hoặc thuốc nhuận tràng

3. Magie giảm trong các trường hợp:
Nồng độ magie trong máu thấp có thể chỉ ra rằng một người không hấp thụ đủ hoặc bị bài tiết quá nhiều magie. Sự giảm magie máu cũng có thể là nguyên nhân của giảm canxi máu và cũng thường liên quan đến giảm kali máu. Sự thiếu hụt magie thường thấy trong:
- Chế độ ăn uống kém (có thể gặp ở người cao tuổi, suy dinh dưỡng và nghiện rượu)
- Rối loạn tiêu hóa (bệnh Crohn)
- Đái tháo đường mất kiểm soát
- Suy tuyến cận giáp
- Sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày
- Tiêu chảy kéo dài
- Sau phẫu thuật
- Bỏng nặng
- Nhiễm độc thai nghén khi mang thai

Các dấu hiệu lâm sàng của thiếu hụt magie có thể chỉ xuất hiện khi nồng độ magie huyết thanh < 0,5mmol/L.

4. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm định lượng magie máu
- Đặt garo quá lâu khi lấy máu
- Mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu
- Sử dụng các thuốc làm tăng/giảm nồng độ magie máu

 
Khoa Hóa sinh
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK