Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 54
  • Tổng truy cập: 20.188.308
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (Whitmore) giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm
Cập nhật: 08/04/2024
Lượt xem: 386
1. Giới thiệu:
Vi khuẩn Burkholderia pseudomalei (hay còn gọi là vi khuẩn Whitmore). Bệnh do vi khuẩn này gây nên được gọi là bệnh Melioidose và vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas pseudomalei.

Vi khuẩn Whitmore có hình trực khuẩn bắt mầu Gram âm, hai đầu tròn, có từ 1 đến 4 lông (di động), không sinh bào tử.

Vi khuẩn Whitmore ưa khí, dễ mọc được trên môi trường dinh dưỡng thông thường. Không sinh sắc tố.

Whitmore tồn tại trong đất, bùn, nước lạnh, rau, lúa nước, ở phòng thí nghiệm sống trong thạch được 6 - 8 tháng. Nhạy cảm với tia cực tím. Chết ở 580C trong 15 phút, bởi formon 0,5% và Crezin 4%.

Trong phòng xét nghiệm Whitmore phát triển trên môi trường thạch thường sau 18 - 24 giờ khuẩn lạc dạng S, đường kính 1 - 2 mm, nhẵn, trong, óng ánh. Sau 48 giờ khuẩn lạc trở thành dạng R, xù xì, thô, đôi khi thành dạng M mọc lan rộng thành đám, có mùi đặc biệt. Nhiệt độ thích hợp 420C. Trên môi trường lỏng (pepton glyxerin): sau 18 - 24 giờ vi khuẩn mọc làm đục môi trường và tạo váng ở bề mặt.

Vi khuẩn Whitmore nhạy cảm với kháng sinh chloramphenicol, gentamycin, tetracyclin, rifampycin và đề kháng với kháng sinh penixilin, ampicilin và polymicin. Whitmore có 2 tuýp kháng nguyên Wh1 và Wh2.

Vi khuẩn Whitmore có kháng nguyên: H, O, K, M. Trong đó, kháng nguyên O và K tạo kháng thể bảo vệ, kháng nguyên M gây nên phản ứng ngưng kết.

Vi khuẩn Whitmore có nội độc tố, bản chất là phức hợp protein - lipopolysacharit.

2. Khả năng gây bệnh
2.1. Gây bệnh cho người:

2.1.1 Đường lây:
Bệnh do Vi khuẩn Whitmore thường lây qua da bị xây sát (vết thương), qua niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá (hít phải hoặc nuốt phải nước bị ô nhiễm). Vi khuẩn Whitmore có thể lây truyền sang người và động vật qua môi trường nước và đất bị ô nhiễm.Bệnh này rất khó lây nhiễm từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Điều kiện thuận lợi cho lây nhiễm là người tiếp xúc nhiều với nước, bùn bị ô nhiễm hoặc động vật bị bệnh (ngựa, trâu, bò).

Vi khuẩn Whitmore gây bệnh Meliodose. Thời gian ủ bệnh ngắn, sau 2 - 3 ngày, nhưng cũng có thể ủ bệnh từ vài tháng đến vài năm. Bệnh biểu hiện 3 thể:

- Thể nhiễm khuẩn huyết có thể gây apxe phủ tạng (ví dụ: apxe não, gan, xương và một số cơ quan khác) và dễ dẫn tới tử vong.
- Thể phổi có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết.
- Thể da gây viêm loét có mủ kéo dài.

2.1.2 Triệu chứng lâm sàng của bệnh:
Các dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nhìn chung, phải mất từ 2 – 4 tuần để các triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Ở một số trường hợp cá biệt, triệu chứng xảy ra ngay sau vài giờ hoặc có khi nhiều năm sau khi nhiễm khuẩn.

Bệnh trải qua 4 giai đoạn với các dấu hiệu điển hình sau:

2.1.2.1. Nhiễm trùng cục bộ:
Trong giai đoạn này, trên da người bệnh sẽ nổi những nốt sần đỏ, mưng mủ gây loét da, đau đớn và đi kèm cùng với một số triệu chứng như:
- Sốt, sụt cân
- Đau bụng hoặc đau ngực
- Đau cơ hoặc đau khớp
- Đau đầu, co giật

Đồng thời, các vết loét cũng xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, lá lách và tuyến tiền liệt. Thậm chí, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra ở khớp, xương, hạch bạch huyết hoặc não.

2.1.2.2. Nhiễm trùng phổi
Thường khi vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào phổi, người bệnh mới nhận thấy những triệu chứng rõ ràng và đi khám. Các triệu chứng đó thường là:
- Ho có đờm hoặc không có đờm
- Đau ngực khi thở
- Sốt cao, đau đầu và đau nhức cơ
- Sụt cân.

Lưu ý: Khi người bệnh bị nhiễm trùng phổi do Whitmore, rất dễ nhầm lẫn với bệnh lao phổi.

2.1.2.3. Nhiễm trùng máu
Nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng phác đồ, tình trạng nhiễm trùng phổi ở người bệnh sẽ tiến triển thành nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh Whitmore. Thể nhiễm khuẩn huyết tỷ lệ tử vong rất cao (96%). Nếu điều trị tích cực tỷ lệ tử vong cũng trên 50%. Bệnh thường diễn tiến nhanh với các triệu chứng như:
- Sốt cao, kèm theo rùng mình và đổ mồ hôi
- Đau đầu, đau họng, đau bụng trên, đau khớp và cơ
- Các vấn đề về hô hấp bao gồm khó thở, suy hô hấp, … 
- Tiêu chảy
- Mất phương hướng
- Hình thành vết loét có mủ trên da, trong gan, lá lách, cơ hoặc tuyến tiền liệt

2.1.2.4. Nhiễm trùng toàn thân
Giai đoạn cuối cùng, tình trạng nhiễm trùng toàn thân sẽ xảy ra, gây nên những triệu chứng:
- Sốt cao, co giật;
- Đau hoặc sưng ở tuyến mang tai;
- Đau cơ, khớp;
- Gan, phổi, lá lách, hạch bạch huyết, tuyến tiền liệt… bị tổn thương
- Xuất hiện vết loét hoặc áp xe trên da và khắp các cơ quan trong cơ thể.

2.2. Gây bệnh cho động vật
Vi khuẩn Whitmore gây bệnh cho phần lớn động vật máu nóng có thể mắc bệnh (lợn, trâu, bò, ngựa, cừu, dê và một số động vật khác).

Trong phòng thí nghiệm, Vi khuẩn Whitmore có thể gây bệnh ở thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng và chuột cống trắng. Bệnh biểu hiện bằng nhiễm trùng máu và nhiều ổ apxe ở gan, lách, phổi...

3. Các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Whitmore
3.1 Phương pháp nuôi cấy

Bệnh phẩm được sử dụng để chẩn đoán trực khuẩn Whitmore gồm: Máu, mủ, đờm, nước tiểu. Các bệnh phẩm này sẽ được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thông thường theo quy trình kỹ thuật xét nghiệm (Đối với tử thi có thể lấy gan, lách, thận).

Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai kỹ thuật xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn Whitmore trong các loại bệnh phẩm của người bệnh nghi bị nhiễm Whitmore. Phương pháp xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn Whitmore và làm kháng sinh đồ để chẩn đoán và phát hiện sớm vi khuẩn Whitmore hỗ trợ phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh được kịp thời và hiệu quả nhất. 

 

Hình ảnh khuẩn lạc whitmore trên môi trường nuôi cấy thạch máu

3.2 Phương pháp huyết thanh học (chỉ áp dụng ở các viện nghiên cứu)
Hiệu giá ngưng kết > 1/ 160 mới có giá trị chẩn đoán.

3.3. Các phương pháp khác (chỉ áp dụng ở các viện nghiên cứu)
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động.
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Gây bệnh cho động vật.

4. Phòng bệnh
4.1. Phòng không đặc hiệu:

- Mang ủng và găng tay không thấm nước nếu phải thường xuyên ngâm mình trong nước, bùn đất và tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, nước hoặc mưa lớn, thực hành vệ sinh tay thường xuyên
- Tránh tiếp xúc với đất và nước đọng nếu trên da bạn đang có vết thương hở, bạn bị bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính.
- Tránh tiếp xúc qua đường hô hấp với những người nghi nhiễm vi khuẩn Whitmore. Nếu là nhân viên y tế thì phải đeo khẩu trang, găng tay, áo choàng và rửa tay trước khi tiếp xúc với người bệnh.
- Người nội trợ nên đeo găng tay khi chế biến thức ăn và thường xuyên khử trùng dao, thớt.
-  Chỉ dùng sữa đã tiệt trùng và uống nước đun sôi.
- Phát hiện động vật ốm để cách ly, diệt chuột, khử trùng tẩy uế và vào vùng có Whitmore lưu hành thì nên dùng thuốc kháng sinh dự  phòng.

4.2. Phòng đặc hiệu: Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh do vi khuẩn whitmore


Phòng lây nhiễm Vi khuẩn Whitmore

Khoa Vi sinh
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK