Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 34
  • Tổng truy cập: 22.168.970
Các chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp
Cập nhật: 27/10/2020
Lượt xem: 170.183
Rối loạn chức năng tuyến giáp là một tình trạng thường gặp. Trong một số trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình thì các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán.

1. Tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ.

Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.

 

 
Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là T4 và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên.
 


2. Các xét nghiệm máu liên quan đến bệnh lý tuyến giáp
2.1. TSH (Thyroid stimulating hormone) – Hormone kích thích tuyến giáp

Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây ra giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine (T3) và Thyroxin (T4).
Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Đây còn là phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc.
Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên.

2.2. Hormon tuyến giáp

 
Sau khi được tổng hợp bởi hormon T3, T4 sẽ được phóng thích vào máu và tồn tại dưới 2 dạng:
+ Dạng gắn với protein huyết tương chủ yếu với TBG, một phần gắn với TBA và TBPA;
+ Dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine)

 

 
- Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 toàn phần thường được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng cường giáp song nồng độ FT4 bình thường hay ở mức ranh giới. Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3.
- Xét nghiệm định lượng T4 hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp hoặc suy giáp nhất là khi được phân tích đồng thời với FT4 và TSH.
- Tương tự, FT3 có thể bình thường trong suy giáp, tuy nhiên, FT3  là xét nghiệm nhạy trong chẩn đoán cường giáp. Ở các bệnh nhân cường giáp, FT3 và FT4 đều tăng, FT3 tăng nhiều hơn. Đôi khi, FT4 tăng còn FT3 bình thường, các trường hợp này thường do bệnh nhân bị cả bệnh không phải tuyến giáp, gây giảm chuyển T4 thành T3, FT3 tăng khi bệnh giảm.

2.3. TPO-Ab (Thyroperoxidase antibodies) – Kháng thể kháng Thyroperoxidase
TPO-Ab là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp.

2.4. Tg (Thyroglobulin ) và Tg-Ab (Anti Thyroglobulin)
Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.
Không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều sản xuất Tg, hai loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang (trong đó có ung thư tế bào Hürthle), thường tăng sản xuất Tg, dẫn đến tăng mức độ Tg trong máu. 

 

Ở 15 - 20% số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng hệ miễn dịch tự sản xuất tự kháng thể kháng Tg, còn gọi là Anti - Tg. Kháng thể Anti - Tg làm sai lệch giá trị thật của Tg. Vì thế, xét nghiệm Anti - Tg thường được chỉ định cùng xét nghiệm Tg để tìm ra giá trị thật sự của Tg.

2.5. TRAb (TSH Receptor Antibodies)
Xét nghiệm TRAb dùng để đo nồng độ TRAb trong máu và tỷ lệ giữa thành phần TRSAb/TRBAb để đánh giá bệnh Basedow.
TRAb tồn tại 3 dạng:
+ TRNAb là tự kháng thể trung gian, không ảnh hưởng đến chức năng tế bào tuyến giáp.
+ TRSAb và TRBAb là cạnh tranh với TSH và gây hại. Tỉ lệ TRSAb/TRBAb càng lớn thì bệnh Basedow biểu hiện càng nặng và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb vừa có thể đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, nghĩa là mắc Basedow hay không và đánh giá mức độ nặng của bệnh nếu xác định được tỷ lệ TRSAb/ TRBAb.
Bảng giá trị tham chiếu các xét nghiệm chức năng tuyến giáp:
Hiện nay, các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh, trong đó có xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK