Kéo giãn là dùng cử động cưỡng bức hoặc chủ động (tự người bệnh) hay thụ động (tay NVYT hoặc dụng cụ cơ học) thường được áp dụng nhằm gia tăng tầm vận động khớp khi có tình trạng giới hạn do giãn hay mất tính đàn hồi của mô mềm. Kéo giãn cột sống để giảm áp suất tại đĩa nén. Điều này làm thẳng cột sống và cải thiện khả năng tự lành của cơ thể.
Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống sẽ giúp người bệnh giảm đau:
- Giúp giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ;
- Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
.jpg)
Máy kéo giãn dùng tại khoa PHCN
1. Chỉ định của kéo giãn:
- Thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ
- Hẹp lỗ gian đốt sống do giãn dây chằng, thoái hóa cột sống
- Hội chứng đau lưng và thắt lưng do nguyên nhân ngoại vi (cơ, dây chằng)
- Vẹo cột sống do tư thế
.jpg)
Kéo giãn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại khoa PHCN
2. Chống chỉ định của kéo giãn:
- Không áp dụng khi có tình trạng đau cấp
- Tổn thương thực thể cột sống: ung thư, lao, viêm tấy áp xe vùng lưng
- Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng
- Bệnh lý tủy sống và ống sống
- Thoái hóa cột sống có các cầu xương nối các đốt sống
- Viêm cột sống dính khớp
- Loãng xương nặng
- Người bệnh già, suy kiệt
- Trẻ em
- Người có bệnh cao huyết áp, tim mạch
- Phụ nữ có thai, đang có kinh nguyệt
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kéo giãn cột sống:
- Tư thế cột sống
- Góc kéo
- Lực kéo: phụ thuộc các yếu tố như: tư thế người bệnh, trọng lượng cơ thể, ma sát mặt bàn, phương pháp kéo, mức độ thả lỏng của người bệnh, thiết bị…
Người bệnh có nhu cầu điều trị Phục hồi chức năng vui lòng liên hệ: Khoa Phục hồi chức năng, tòa nhà DIII, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, số điện thoại: 02036.273.642
KTV. Trần Khánh Linh (Khoa PHCN)