Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của con người. Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc và tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể, vì vậy, các cơ quan như hệ thần kinh trung ương, da, niêm mạc, hệ tiêu hoá, tuần hoàn… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Xét nghiệm kẽm hay xét nghiệm định lượng kẽm huyết thanh được thực hiện để đo nồng độ kẽm trong máu, là một trong những phương pháp hữu hiệu để đánh giá tình trạng thiếu hay dư thừa chất này trong cơ thể.
Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của con người (Hình ảnh minh hoạ)
Trái ngược với sắt, kẽm chứa trong các thành phần tế bào xác định đồng thời góp phần vào rất nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Kẽm hấp thu ở ruột non theo cơ chế trung gian vận chuyển. Phần kẽm hấp thụ rất khó xác định được. Đối với những trường hợp thiếu kẽm thì khả năng hấp thụ nguyên tố kẽm tăng lên, trong khi đó ở những người có chế độ ăn chứa nhiều kẽm có thể xuất hiện hiệu quả hấp thu kẽm giảm. Các ion kẽm được giải phóng có thể liên kết với các protein nội sinh được tiết ra trước khi chúng được vận chuyển vào tế bào ruột ở trong tá tràng. Khoảng 70% kẽm lưu hành và liên kết với các albumin, và cùng với việc thay đổi nồng độ albumin trong máu có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm kẽm trong huyết thanh. Mặc dù hàm lượng kẽm trong huyết thanh chỉ chiếm 0.1% so với toàn bộ kẽm trong cơ thể, nhưng lượng kẽm này được xem như lượng kẽm lưu thông đáp ứng nhu cầu của các mô cơ thể.
- Khi thiếu kẽm, các cơ quan sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường hoặc bệnh lý như:
+ Rối loạn thần kinh, rối loạn tập tính, dễ cáu gắt… Một số nghiên cứu tại Anh, Nhật Bản còn chỉ ra có mối liên hệ đáng kể giữa bệnh tự kỷ ở trẻ em với tình trạng thiếu kẽm
+ Điều hoà chức năng nội tiết tố kết hợp với điều hoà hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với tác động bên ngoài, giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh.
+ Phát triển hệ thống da, tóc, móng…ứng dụng nhiều trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp.
+ Thiếu kẽm, các tế bào vị giác bị ảnh hưởng gây ra các tình trạng chán ăn, ăn không ngon…
+ Khi thiếu kẽm, hệ thống miễn dịch cũng sẽ không thực hiện đầy đủ các chức năng, chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Trên phụ nữ có thai, thiếu kẽm cũng được chỉ ra làm tăng nguy cơ sinh non gấp 3 lần, tăng các triệu chứng của thai nghén. Trong quá trình mang thai, mẹ bổ sung kẽm không đủ cũng đi kèm với nguy cơ sinh con thiếu cân và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con. Việc bổ sung sắt không hợp lý, không theo khuyến cáo của bác sĩ cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm và làm tình trạng thiếu kẽm nặng hơn.
+ Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần của testosterol và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác. Kẽm cực kỳ cần thiết trong quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới.
+ Việc bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ suy dinh dưỡng cũng đã được chứng minh là có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về chiều cao và cân nặng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, giá trị bình thường của kẽm trong máu tuỳ vào độ tuổi và giới tính:
Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện xét nghiệm định lượng kẽm cho kết quả nhanh chóng, chính xác
Tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai thực hiện xét nghiệm định lượng kẽm trên hệ thống máy xét nghiệm tự động, cho kết quả nhanh, chính xác giúp xác định tình trạng thiếu hụt hay dư thừa chất này, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Khoa Hoá sinh