Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 57
  • Tổng truy cập: 23.173.224
Một số lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ
Cập nhật: 05/09/2023
Lượt xem: 1.602
Sắt là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome (những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Sắt nếu sử dụng hợp lý và đúng cách sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng chỉ định và kéo dài thời gian sử dụng sẽ gây ra nhiều tác tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có mệt mỏi, sụt cân, tiểu đường hay suy tim.
 

Hình ảnh minh hoạ
 
1. Tại sao sắt lại quan trọng với cơ thể
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Vai trò cụ thể của sắt:

- Sắt có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu
- Vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp (Hb)
- Dự trữ oxy cho cơ (myoglobin)
- Vận chuyển electron (cytochrom, mitochondrial dehydrogenase)
- Hô hấp tế bào (catalase, peroxydase)
- Tham gia vào thành phần của một  enzym trong hệ miễn dịch.
- Sắt còn là thành phần của một số men quan trọng
- Sắt có  vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu đời. Môi trường sống ở Việt Nam hiện rất ô nhiễm, khói bụi có hàm lượng chì rất cao. Do đó những đứa trẻ thiếu sắt thì nguy cơ ngộ độc chì rất cao, dễ gây tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương.

2. Cách thức bổ sung sắt phù hợp cho trẻ
- Nếu trẻ còn bú mẹ và uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chủ yếu, thì không cần dùng thực phẩm bổ sung.
- Trẻ đủ tháng: Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi, cho đến khi bé ăn nhiều hơn 2 khẩu phần mỗi ngày với các loại thực phẩm giàu chất sắt.
- Trẻ sinh non: Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi.
- Bổ sung sắt cho bé 3 tháng thường không cần thiết vì trẻ khi mới được sinh ra đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau.
- Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
- Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
- Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg/ngày;
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

3. Cách thức bổ sung sắt từ thực phẩm
- Những loại động vật có vỏ như trai, sò, ốc: Phân tích một con nghêu khoảng 100 gam chứa khoảng 3 miligam sắt, tương đương 17% nhu cầu mỗi ngày của cơ thể về sắt. Các loại trai, sò, ốc ngon lành và bổ dưỡng này là lựa chọn tốt cho việc bổ sung sắt.
- Rau chân vịt: Trong 100 gam rau bina chứa khoảng 2,7 miligam sắt tức 15% nhu cầu cơ thể.
- Gan và các loại nội tạng khác: Nội tạng động vật (gan, thận, não và tim) đều là thực phẩm chứa nhiều sắt. Một phần gan bò 100 gam có thể bổ sung cho bạn 6,5 miligam sắt, đồng nghĩa với việc lấp đầy 36% nhu cầu cơ thể.
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng... họ đậu nói chung thường được những người ăn chay dùng để bổ sung sắt thay cho các thực phẩm nguồn gốc động vật. Một phần 198 gam đậu lăng chín có 6,6 miligam sắt bổ sung 37% nhu cầu sắt cho cơ thể.
- Thịt đỏ: Các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê.... là nguồn cung cấp sắt, Protein, kẽm, vitamin B thường thấy trong bữa cơm gia đình. Phân tích 100 gam thịt bò xay chứa hàm lượng 2,7 miligam sắt, tương đương 15% nhu cầu cơ thể.
- Hạt bí ngô: Trong 1 ounce (28 gam) hạt bí ngô bao hàm 2,5 miligam sắt, tức14% nhu cầu cơ thể.
- Gà tây: Cứ trong 100 gam gà tây sẽ có 1,4 miligam sắt, cung cấp 8% nhu cầu.
- Đậu phụ: Trong một khẩu phần đậu phụ 126 gam chứa 3,4 miligam sắt, bổ sung cho co thể 19% nhu cầu.
Cá: Các loại cá, nhất là cá ngừ rất giàu hàm lượng sắt. Cứ khoảng 85 gam cá ngừ chứa 1,4 miligam sắt, xấp xỉ 8% nhu cầu cơ thể.

4. Một số lưu ý khác khi bổ sung sắt cho trẻ
- Không lạm dụng sữa: Không nên cho trẻ từ 1 - 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.
- Tăng cường hấp thu sắt: Nên bổ sung Vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu vitamin C: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.
- Không nên lạm dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ vì có thể gây nhiều bệnh như: mệt mỏi, sụt cân, tiểu đường hay suy tim.

Nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung sắt cho trẻ. Trong quá trình trình bổ sung, nếu thấy các dấu hiệu bất thường thì nên báo với bác sĩ để giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc nếu cần thiết.
 
Khoa Dược

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK