Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 28
  • Tổng truy cập: 17.178.040
Những lưu ý khi sử dụng sản phẩm tăng cường miễn dịch
Cập nhật: 23/03/2022
Lượt xem: 16.955
Việc dùng các loại thuốc tăng cường miễn dịch phải có chỉ định, tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ điều trị; không được tự ý sử dụng dù đó là các loại vitamin hay khoáng chất.
 

Hình ảnh một số sản phẩm tăng sức đề kháng


Hình ảnh một số sản phẩm tăng sức đề kháng
 
Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hệ miễn dịch kém khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ ốm, thậm chí mắc bệnh nặng. Trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp, với mong muốn giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời phục hồi nhanh nếu không may bị mắc bệnh, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc tăng cường miễn dịch và sử dụng một cách tràn lan.

Chất tăng cường miễn dịch là các chất (bao gồm cả thuốc và chất không phải thuốc như chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng…) có khả năng tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua kích hoạt hoặc tăng cường hoạt động của các thành phần trong hệ thống miễn dịch.

Thuốc tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, tăng sự đáp ứng miễn dịch hoặc tác động kích thích các ***cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân ảnh hưởng.

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng tăng cường miễn dịch theo các cơ chế rất khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều chưa chứng minh được hiệu quả thực sự trên lâm sàng. Mặt khác, bất kỳ chất nào đưa vào cơ thể cũng đều có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Vì vậy người dân không nên tùy tiện sử dụng, không lạm dụng các loại thuốc này. Cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi có quyết định sử dụng các chất được quảng cáo là tăng cường miễn dịch để tránh lãng phí về tiền bạc mà không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khoẻ. Chỉ bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng vì thuốc tăng cường miễn dịch cũng có thể gây rối loạn trong cơ thể nếu dùng thừa. Cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để có sự lựa chọn thuốc đúng, an toàn và hiệu quả.

Đặc biệt với trẻ em, khi cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc tăng cường miễn dịch nào, cần phải đọc kỹ thành phần có trong thuốc, để tránh việc có thể bổ sung chồng chéo các chất gây quá liều. Việc cho trẻ uống quá liều có thể khiến trẻ bị ngộ độc và tổn hại gan thận, làm gia tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc. Lưu ý, không cho trẻ uống kéo dài vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong quá trình sử dụng cần bảo quản thuốc đúng, tránh làm hỏng thuốc khiến thuốc mất tác dụng, thậm chí có thể sản sinh ra các chất không có lợi.

Thuốc tăng cường miễn dịch thường sử dụng gồm:
- Vitamin: Một số vitamin có tác dụng chống lại gốc tự do nên có thể tăng cường miễn dịch như vitamin C, beta-carotene, viamin E...

- Vitamin C là chất tan trong nước, cần cho sự tạo thành collagen, tham gia một số phản ứng oxy hóa-khử; giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp các vết thương mau lành và duy trì sụn, xương, răng luôn chắc khỏe. Vitamin C có thể khử gốc tự do góp phần chống oxy hóa để bảo vệ chống lại sự phá huỷ gây ra bởi các gốc tự do giúp kháng khuẩn, gìn giữ được sự toàn vẹn của mạch máu, hô hấp tế bào, giúp sản sinh các tế bào bạch cầu… Từ đó, giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống lại dị ứng, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid, vitamin C cần cho chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.

- Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa, ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào và sự tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại như sản phẩm peroxyd hóa do chuyển hóa các acid béo chưa bão hòa, phản ứng lại với các gốc tự do là nguyên nhân gây tổn hại màng tế bào do oxy hóa mà không tạo ra các gốc tự do khác trong quá trình đó. Beta-carotene cũng có thể khử gốc tự do tại màng lipid tế bào, chúng được chuyển hóa thành vitamin A là chất thiết yếu của cơ thể với tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại; sử dụng để làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa ung thư và một số bệnh lý khác...; điều trị suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ cháy nắng; chúng còn trực tiếp làm tăng tế bào T của hệ miễn dịch nên tăng sự sản xuất kháng thể.

- Interferon: Là những cytokin tự nhiên có hoạt tính chống virut, chống tăng sinh và điều tiết miễn dịch. Tác dụng chống virut và chống tăng sinh có liên quan với những biến đổi trong tổng hợp RNA, DNA và các protein tế bào, kể cả các gene tế bào ung thư. Chống virut với tác dụng ức chế sự sao chép virut trong các tế bào nhiễm virut. Chống tăng sinh với tác dụng ngăn chặn tăng sinh tế bào. Điều tiết miễn dịch với tác dụng tăng hoạt tính thực bào của đại thực bào và tính độc hại tế bào đặc thù của các tế bào lympho đối với các tế bào đích. Hiện nay, các nhà khoa học xác định có 3 nhóm interferon chính gồm: alpha, beta và gamma; mỗi nhóm có một tác dụng điều trị khác nhau tùy theo bệnh lý.

 
- Nguyên tố vi lượng: Cũng có khả năng tăng cường miễn dịch như chất kẽm, selen... Kẽm là chất giúp cân bằng nội tiết, tăng cường miễn dịch, giúp tái tạo da và tóc; chúng rất cần thiết cho phụ nữ có thai và trẻ em; do kẽm là chất chống ôxy hóa nên có khả năng giúp giảm tốc độ lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp nhanh lành vết thương, giúp sự tăng trưởng, làm cơ thể mạnh lên, từ đó tăng đáp ứng miễn dịch; kẽm cùng với vitamin A, B6, E giúp tuyến ức tăng khả năng miễn dịch. Selen là thành phần thiết yếu của nhiều chất chống ôxy hóa và enzym trong cơ thể, chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới chống ôxy hóa do tham gia nhiều quá trình sinh học.

Một cách an toàn hơn, chúng ta có thể tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật bằng thực phẩm ăn hàng ngày như rau xanh (súp lơ, rau bina, ớt chuông…), hoa quả bổ sung vitamin C (cam, quýt, bưởi, ổi…), các loại thịt ... Một số chất chống ôxy hóa từ thực phẩm và thảo dược như tỏi, hành, kinh giới, cây kế St. Mary, hạt nho, ginkgo biloba... cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch. Tỏi, hành, kinh giới có nhiều chất flanovoid giúp ngăn ngừa sự phát triển các virut trong cơ thể và sự tạo thành các gốc tự do. Cây kế St. Mary cũng có nhiều flavonoid, đặc biệt là silymarin có tác dụng loại bỏ gốc tự do trực tiếp và gián tiếp. Hạt nho có nhiều proanthocianidins giúp ngăn ngừa sự hao tổn vitamin E. Ginkgo biloba chứa ginkgolides và flavonoid khác như quercetin giúp giảm tác hại của quá trình ôxy hóa và hỗ trợ việc chống ôxy hóa của cơ thể. Bên cạnh đó cần duy trì thói quen, lối sống lành mạnh như: không hút thuốc, tăng cường vận động tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc 8 giờ/ngày, tránh thức khuya, hạn chế uống bia rượu, uống nhiều nước, tránh căng thẳng, thực hiện tốt việc phòng tránh nhiễm khuẩn như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và ăn chín uống sôi, tránh tụ tập nơi đông người.

 

Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch

 
Tóm lại, việc dùng các loại thuốc tăng cường miễn dịch phải có chỉ định, tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ điều trị; không được tự ý sử dụng dù đó là các loại vitamin hay khoáng chất. Vitamin và nguyên tố vi lượng nên bổ sung bằng thực phẩm ăn hàng ngày như rau xanh, hoa quả, thịt...; chỉ bổ sung bằng thuốc khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng, nếu dùng thừa sẽ gây rối loạn trong cơ thể. Interferon cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và đúng thời điểm sử dụng mới có hiệu quả tăng cường miễn dịch.

*** Cytokin là một nhóm protein đa dạng không phải là kháng thể, chúng đóng vai trò là các chất trung gian giữa các tế bào, là sản phẩm của các tế bào miễn dịch, hoạt động như các chất trung gian và điều hòa các quá trình miễn dịch. Cytokin là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một nhóm lớn các protein, chúng bao gồm:

   + Monokin là cytokin được sản xuất bởi các tế bào thực bào đơn nhân
   + Lymphokin là cytokin được sản xuất bởi tế bào lympho được hoạt hóa, đặc biệt là các tế bào Th
   + Interleukin là cytokin có vai trò trung gian giữa các bạch cầu
   + Chemokin là một phân tử nhỏ chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc di chuyển bạch cầu

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK