Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 40
  • Tổng truy cập: 23.213.613
Những lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm hoá sinh máu
Cập nhật: 07/06/2023
Lượt xem: 668
Xét nghiệm hóa sinh máu là một trong những xét nghiệm phổ biến hàng đầu, được tiến hành với mục đích đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh thông qua việc phân tích các chỉ số thành phần máu. Tùy theo mục đích khám, chẩn đoán bệnh mà bạn sẽ cần xét nghiệm định lượng các chỉ số máu khác nhau, vì thế việc chuẩn bị trước xét nghiệm cũng khác nhau.

Để kết quả xét nghiệm hóa sinh máu được chính xác, phản ánh đúng tình trạng của cơ thể hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Nhịn ăn 10 - 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm: Vì việc ăn uống có thể ảnh hưởng đến chỉ số sinh hoá máu, các xét nghiệm sau cần nhịn ăn để cho kết quả chính xác nhất: chỉ số đánh giá chức năng gan ALT, AST; Chỉ số đánh giá chức năng thận ure, creatinin; Chỉ số mỡ máu cholesterol, HDL, LDL... Tuy nhiên, một số ít xét nghiệm máu vẫn có thể ăn uống bình thường như: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sắt, xét nghiệm canxi...

- Dừng uống một số thuốc (hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ): Việc uống thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm có thể dẫn đến tình trạng kết quả xét nghiệm bị sai lệch, vì vậy việc thông báo với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trước khi thực hiện các xét nghiệm máu là điều vô cùng cần thiết.

 

Sử dụng một số loại thuốc có thể khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch (Hình ảnh minh hoạ)

- Không nên sử dụng các chất kích thích (cafe, rượu bia, thuốc lá…) trước ngày xét nghiệm máu: Việc sử dụng các chất kích thích trước khi xét nghiệm có thể làm sai lệch các chỉ số. Vì vậy, không nên dùng các chất kích thích trước khi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
 

Không nên sử dụng đồ uống có cồn trước ngày xét nghiệm máu (Hình ảnh minh hoạ)


Không nên hút thuốc lá trước ngày xét nghiệm máu (Hình ảnh minh hoạ)

- Không nên vận động quá mạnh, hạn chế tập luyện thể dục thể thao trước khi đi làm xét nghiệm.

- Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế thức khuya, tránh tình trạng căng thẳng, stress, lo lắng, bất an.

- Thời điểm lấy mẫu tốt nhất là vào buổi sáng.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK