Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 50
  • Tổng truy cập: 23.234.243
Táo bón và cách khắc phục
Cập nhật: 27/08/2021
Lượt xem: 4.195
Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són. Táo bón là trạng thái có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có đáng lo hay không? Và làm thế nào để không gặp phải vấn đề này? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây!
 
1. Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón
Nguyên nhân gây ra táo bón được chia thành 2 nhóm chính là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát

1.1. Táo bón nguyên phát
- Táo bón vận động ruột bình thường: Phân đi qua đại tràng bình thường nhưng người bệnh cảm thấy khó khăn trong đại tiện.

- Táo bón vận động ruột chậm: Người bệnh có thể có chướng bụng nhẹ hoặc sờ thấy phân trong đại tràng.

- Rối loạn chức năng sàn chậu: Thời gian đại tiện kéo dài, cảm giác đi đại tiện không hết hoặc phải sử dụng áp lực đè vào sàn chậu trong khi đại tiện để cho phân thoát ra.

1.2. Táo bón thứ phát
- Do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý: Uống không đủ nước; Lượng chất xơ ăn vào không đầy đủ; Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu; Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng); Nhịn đi đại tiện; Ít vận động cũng có thể gây ra táo bón.

- Liên quan tới các bệnh lý về hậu môn trực tràng như:Nứt hậu môn; Trĩ huyết khối; Có khối u tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn.

- Các nguyên nhân toàn thân gồm: tăng calci máu, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp, mang thai.

- Rối loạn thần kinh: đột quỵ, bệnh Hirschsprung, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, chấn thương đầu.

- Sử dụng 1 số loại thuốc có thể gây táo bón: Thuốc chống trầm cảm; Thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng acid; Thuốc lợi tiểu; Thuốc chống viêm không steroid.

- Do vấn đề về tâm lý.

2. Triệu chứng
2.1. Các triệu chứng thường gặp ở người lớn:

- Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
- Phân cứng, khó đẩy phân ra ngoài
- Phân có đường kính lớn hơn bình thường
- Đau bụng kèm đau khi đi đại tiện
- Có thể xuất hiện máu trên bề mặt phân cứng
- Cảm giác đại tiện không hết

Trường hợp nặng có thể dẫn tới hiện tượng sốt, nôn, chướng bụng, người xanh xao, sút cân, nứt hậu môn, thậm chí bị sa trực tràng. Thông thường, tình trạng sẽ hết ngay sau một vài ngày và không gây quá nhiều phiền phức. Tuy nhiên, nếu lặp lại nhiều lần, diễn biến lâu ngày thì cần phải điều trị.

2.2. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em:
- Trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày
- Trẻ từ 6-12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần
- Phân rắn, có dạng xúc xích và xuất hiện nhiều vết rạn trên bề mặt, có thể có những hạt lổn nhổn
- Trẻ thường bị cứng bụng, khóc to, đau rát hậu môn

3. Đối tượng dễ bị táo bón
- Người lớn tuổi: có xu hướng ít vận động, hoạt động trao đổi chất chậm và lực co cơ dọc theo đường tiêu hóa kém.
- Phụ nữ đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sau sinh: sự thay đổi nội tiết cũng như sự phát triển của thai nhi làm chèn ép ruột, làm chậm quá trình di chuyển của phân
- Người ăn ít chất xơ, uống ít nước
- Người đang phải dùng thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm
- Người có bệnh lý liên quan đến hậu môn hoặc trực tràng…

4. Phương pháp điều trị:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: 
   + Tăng sử dụng lượng chất xơ: Sử dụng chất xơ có nguồn gốc tự nhiên có ưu điểm vượt trội về mặt dinh dưỡng hơn so với việc bổ sung chất xơ tinh khiết. Các chất xơ có sẵn trong các nguồn tự nhiên rất đa dạng như trái cây, rau và ngũ cốc.
   + Tăng lượng nước uống vào: Người bệnh nên được uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày (1,5 đến 2 lít nước).
   + Giảm việc sử dụng thực phẩm gây táo bón như thực phẩm giàu chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng), đường tinh luyện, cà phê, trà và rượu.

- Tập thể dục: Tập thể dục khoảng 15 phút mỗi ngày. Thử những bài tập thể dục có tác dụng ở những vị trí từ đầu gối đến ngực.
- Đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, và cho phép có đủ thời gian dành cho việc đại tiện.
- Điều trị các nguyên nhân cấu trúc gây táo bón thứ phát như nứt hậu môn, trĩ, bán tắc ruột…
- Điều trị bằng thuốc: Chỉ sử dụng thuốc khi các phương pháp điều trị trên thất bại. Người bệnh cần tham khảo ý kiến và sử dụng theo sự kê đơn, hướng dẫn của thầy thuốc. Các thuốc có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón bao gồm:
   + Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Macrogol, Sorbitol, Lactulose): Thuốc có tác dụng kéo nước vào lòng ruột dẫn đến làm tăng nhu động ruột, làm phân mềm hơn.


Một số loại thuốc điều trị táo bón hiệu quả

Một số loại thuốc điều trị táo bón hiệu quả

Một số loại thuốc điều trị táo bón hiệu quả
 
   + Thuốc nhuận tràng tạo khối: Gồm các thuốc là polysacarid (Inuline, Fructo oligosacchảid,…) khi hút nướccác chất này tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.
    + Thuốc nhuận tràng làm mềm (Docusat natri): Thuốc làm giảm sức căng bề mặt khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân.
    + Thuốc nhuận tràng làm trơn (Glycerol), thuốc nhuận tràng kích thích (Bisacodyl): Các nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ và lưu ý đặc biệt khi sử dụng nên không sử dụng khi không có chỉ định của thầy thuốc.

5. Phòng tránh táo bón
- Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống 1,5 đến 2 lít nước và các chất lỏng khác mỗi ngày.
- Tránh các chất chứa cafein.
- Giảm các chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng).
- Đi đại tiện khi có nhu cầu, cảm giác muốn đi.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 15 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
 

 
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK