Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 132
  • Tổng truy cập: 17.191.515
Thêm một kỹ thuật mới được triển khai để cấp cứu điều trị người bệnh đột quỵ não trong “giờ vàng”
Cập nhật: 28/03/2019
Lượt xem: 1.982
“Có thể nói vợ tôi được cấp cứu rất thành công. Hiệu quả nhận thấy rõ rệt. Ngay sau can thiệp, vợ tôi từ chỗ liệt nửa người bên trái đã hồi phục, tay, chân trái đã cử động được; Từ méo miệng đến hết méo miệng, từ nói rất ngọng đã nói khá hơn; từ nhận ra người nhà khó khăn đến nhận biết tốt hơn”- Ông Hà Quốc Học- chồng người bệnh Nguyễn Thị Sinh- trường hợp vừa được cấp cứu đột quỵ não thành công bằng phương pháp tiêm tiêu sợi huyết và lấy máu huyết khối cơ học tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí chia sẻ.                

     Sáng ngày 14/3/2019, Người bệnh (NB) Nguyễn Thị Sinh, sinh năm 1951, trú tại Phường An Tường, TP. Tuyên Quang đang đi du lịch chùa Yên Tử cùng hàng xóm thì đột nhiên xuất hiện ăn uống rơi vãi, sau đó liệt nửa người trái, tinh thần lơ mơ, nói ngọng... NB ngay lập tức được người đi cùng đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.                      

     NB vào khoa Cấp cứu trong tình trạng tiếp xúc chậm, nói khó, méo miệng, liệt hoàn toàn 1/2 người trái. Các bác sĩ khám và chẩn đoán đây là trường hợp nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa bên phải trên nền NB có tiền sử hẹp van tim, viêm đa khớp. NB nhanh chóng được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch kết hợp can thiệp lấy huyết khối cơ học.                      

     Can thiệp lấy huyết khối cơ học là một kỹ thuật cao lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Kỹ thuật được chỉ định cho những trường hợp nhồi máu não do tắc động mạch não, huyết khối gây tắc có kích thước lớn mà thuốc tiêu sợi huyết khó tiêu hết... Sau can thiệp lấy được một huyết khối kích thước khoảng 4mm.


     BSCKI. Hoàng Phú Khánh- Khoa Chẩn đoán hình ảnh đánh giá ngay sau can thiệp: “ Hình ảnh chụp mạch kiểm tra sau can thiệp của NB cho thấy các nhánh mạch tái thông tốt. Tình trạng liệt của NB cải thiện rõ rệt, từ liệt hoàn toàn 1/2 người trái trước can thiệp (cơ lực tay trái và chân trái 0/5), NB đã có thể cử động được tay, chân trái (sau can thiệp cơ lực tay trái 3/5, chân trái 4/5).              

 

Hình ảnh tắc động mạch trước khi can thiệp (hình trái) và động mạch đã thông tốt trở lại ngay sau can thiệp (hình phải)


Kíp cấp cứu và người bệnh 1 ngày sau can thiệp

 

     Sau can thiệp sức khỏe người bệnh tiến triển tốt. Đến ngày 25/3/2019, người bệnh vận động, đi lại sinh hoạt bình thường, không bị yếu, liệt tay chân và đủ điều kiện ra viện.              

     Theo Bs. Phạm Thanh Tùng- Bác sĩ trực tiếp cấp cứu ban đầu cho người bệnh cho biết đây là một trường hợp đột quỵ nặng nhưng được đưa đến Bệnh viện kịp thời nên hiệu quả can thiệp cao, người bệnh phục hồi tốt, hết liệt 1/2 người trái, hết nói khó, không còn méo miệng, tay chân vận động, cảm giác bình thường, loại trừ nguy cơ biến chứng liệt.            

 


Bác sĩ kiểm tra lâm sàng trên người bệnh

 


Sau can thiệp người bệnh vận động, đi lại sinh hoạt bình thường, không bị yếu, liệt tay chân    


     Đáng nói, trường hợp người bệnh Sinh xuất hiện đột quỵ khi gia đình ở xa, không có người thân đi cùng. Mọi trao đổi về tình trạng bệnh và hướng điều trị đề được gia đình và bác sĩ trao đổi qua điện thoại. Ban đầu gia đình lo lắng và có nguyện vọng chuyển điều trị tại các Bệnh viện ở Hà Nội, tuy nhiên với chẩn đoán, xử trí kịp thời của bác sĩ và sự tin tưởng, phối hợp từ phía gia đình, kíp cấp cứu đã can thiệp thành công, tranh thủ tối đa giờ vàng trong cấp cứu điều trị cho người bệnh.    

     Khung giờ vàng để cấp cứu đột quỵ não thành công bằng phương pháp tiêu sợi huyết và phương pháp can thiệp lấy huyết khối cơ học lần lượt là 4,5 giờ và 6 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ não như đột ngột đau đầu, chóng mặt nhiều, yếu liệt một nửa người, nói ngọng, ăn uống rơi vãi... Các bác sĩ khuyến cáo khi có hiện tượng trên, không nên để người bệnh ở nhà đánh dầu/ đánh cảm theo phương pháp dân gian mà cần đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay để đánh giá và có biện pháp can thiệp kịp thời.         

     Để được tư vấn cấp cứu, điều trị đột quỵ não, xin vui lòng liên hệ:  

    - Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, số điện thoại:02033.854.279   
    - BS. Phạm Thanh Tùng - Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí: 0986.160.190


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK