Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 44
  • Tổng truy cập: 21.968.724
Xét nghiệm phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện
Cập nhật: 30/05/2020
Lượt xem: 6.391
1. Giới thiệu:
Ung thư đại-trực tràng là loại ung thư xuất hiện và phát triển tại đại tràng và trực tràng. Đây bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao thứ ba và tỷ lệ tử vong cao thứ tư trong các bệnh ung thư thường gặp trên thế giới. Năm 2016, ở Mỹ ước tính có trên 134.000 ca ung thư đại-trực tràng mới mắc và trên 49.000 ca tử vong do ung thư đại-trực tràng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Globocan năm 2012, ung thư đại-trực tràng có tỷ lệ mới mắc đứng hàng thứ năm và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư. 


Các vị trí thường gặp của ung thư đại-trực tràng và tần suất tương ứng

2. Vai trò quan trọng của sàng lọc ung thư đại trực tràng:
Sàng lọc là quá trình tìm kiếm phát hiện ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sàng lọc thường xuyên ung thư đại-trực tràng là biện pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán sớm và điều trị ung thư đại-trực tràng. Trong những năm gần đây đã có kỹ thuật phát hiện sớm các polyp ở đại-trực tràng trước khi chúng phát triển thành ung thư. Ngoài ra, việc sàng lọc thường xuyên cũng giúp phát hiện sớm ung thư đại-trực tràng khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Hiện nay tại Việt Nam chương trình sàng lọc ung thư đại-trực tràng cho cộng đồng còn chưa được thực hiện thường quy ở các địa phương nên việc phát hiện các khối u ở giai đoạn sớm còn hạn chế. Đa số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh đã tiến triển.

3. Các yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt làm tăng khả năng bị ung thư đại - trực tràng, bao gồm:
- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
     + Béo phì.
     + Ít hoạt động thể lực.
    + Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (rán, nướng).
     + Hút thuốc.
     + Uống nhiều rượu bia.

- Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:
     + Tuổi cao: tuổi càng cao càng có nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt ≥ 50 tuổi.
     + Tiền sử bị polyp hoặc ung thư đại-trực tràng.
     + Tiền sử bị viêm đại-trực tràng.
     + Tiền sử gia đình bị ung thư (Ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột có người bị ung thư).

4. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện ung thư đại-trực tràng sớm:
4.1 Xét nghiệm máu ẩn trong phân (fecal occult blood test):
Do các mạch máu của polyp hoặc khối u đại-trực tràng thường dễ bị tổn thương khi phân đi qua, gây chảy máu vi thể, máu dính vào phân, hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp. Máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Do đó nếu kết quả xét nghiệm dương tính cần nội soi đại-trực tràng ống mềm để kiểm tra thêm.

4.2 Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (fecal immunochemical test): Phát hiện hemoglobin protein là thành phần trong hồng cầu của người. Xét nghiệm này còn chưa phổ biến tại Việt Nam.

4.3 Xét nghiệm DNA trong phân (stool DNA test): phát hiện các bất thường DNA do đột biến gen của các tế bào ung thư đại-trực tràng. Xét nghiệm này chưa được tiến hành tại Việt Nam.
       
5. Dự phòng ung thư đại-trực tràng:
Các chuyên gia của Hội Ung thư Mỹ về sàng lọc ung thư đại-trực tràng khuyến cáo nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư đại-trực tràng như sau:
- Đối với người có nguy cơ mắc bệnh trung bình (> 50 tuổi, không có tiền sử bệnh polyp đại trực tràng, viêm đại tràng mãn tính, không có tiền sử gia đình bị ung thư).
     + Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân 01 lần/ năm.
     + Nếu kết quả các xét nghiệm này dương tính cần nội soi đại tràng kiểm tra.

- Đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng:
    + Những người này nên bắt đầu sàng lọc sớm trước 50 tuổi và tiến hành thường xuyên hơn 02 lần/ năm và nếu kết quả các xét nghiệm này dương tính cần nội soi đại tràng kiểm tra lại.
    + Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.

6. Các triệu chứng của ung thư đại - trực tràng:
Ung thư đại-trực tràng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, do đó sàng lọc được khuyến cáo cho tất cả mọi người trên 50 tuổi.
         
Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Sự thay đổi trong thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc phân dẹt kéo dài trong một vài ngày.
- Cảm giác buồn đi ngoài và đi ngoài không hết.
- Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.
- Đau bụng quặn cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện là các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng.
- Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân có nhầy máu lẫn mùi.
- Yếu, mệt mỏi thường xuyên.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
           
Hiện nay, tại Khoa Vi Sinh - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm hồng cầu trong phân theo phương pháp xét nghiệm miễn dịch sắc ký để chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa và sàng lọc ung thư đại trực tràng, cho kết quả chính xác, nhanh chóng.  Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân trên 50 tuổi hoặc có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng, đừng bỏ qua việc đến khám tại Bệnh viện để được tư vấn về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại-trực tràng sớm.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK