Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 66
  • Tổng truy cập: 21.006.707
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm
Cập nhật: 11/03/2024
Lượt xem: 4.030
1. Giới thiệu
Pseudomonas aeruginosa (Ps. aeruginosa - hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh) là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trên thực vật, trên da và niêm mạc người hoặc động vật, trong đất và nhiều loại nước uống.

Ps. aeruginosa   là loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm với sức khỏe con người. Sự có mặt của chúng trong cơ thể có thể gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm chết người như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, viêm tiết niệu, …

Ps. aeruginosa không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí oxy, do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Ở người, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Ps. aeruginosa được gọi là trực khuẩn mủ xanh bởi mủ của vết thương bị nhiễm vi khuẩn này thường có màu xanh. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu, và thận… sẽ gây ra những hậu quả liên quan đến tính mạng của người bệnh.
 
Ps. aeruginosa là những trực khuẩn, bắt màu Gram âm, hiếu khí, mảnh, thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn, kích thước 0,5-1,0 x 1,5-3 μm, di động nhờ một lông ở một đầu, không sinh nha bào, có pili ở cực (rộng 6nm) và có khả năng tiết ra nhiều loại sắc tố.

 

Hình ảnh Ps. aeruginosa dưới kính hiển vi điện tử

2. Nguyên nhân và đường lây nhiễm
Ps. aeruginosa  có thể là mầm bệnh của nhiều căn bệnh khác nhau trên cơ thể con người khi có sự cộng hưởng từ các yếu tố thuận lợi kèm theo, gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Ví dụ: Ps. aeruginosa  có thể phát triển nhanh qua các vết thương hở, vết bỏng, các vết thương ở mắt… Từ đây, Ps. aeruginosa có thể gây nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử vết thương, nhiễm trùng máu - là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao.

Người bệnh có bệnh mãn tính như bệnh lao phổi, suy gan hoặc suy giảm miễn dịch… có thể bị bội nhiễm trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

Khi tắm, lội ở các vùng nước nhiễm bẩn, ô nhiễm, sẽ tạo ra cơ hội cho Ps. aeruginosa  tấn công cơ thể và gây nên bệnh viêm nang lông, viêm tai giữa…

Ps. aeruginosa  tồn tại trong các môi trường khác nhau như đất, phân, nước thải. Trong nhà ở, có thể tìm được Ps. aeruginosa  từ bồn rửa bát, bồn tắm, vòi sen, ao, hồ bơi...

Ps. aeruginosa thường tồn tại nhiều trong môi trường bệnh viện, chúng có thể được tìm thấy trong các dụng cụ y tế, sàn nhà, tường, giường bệnh và có thể có trên tay của cán bộ y tế. Ngoài ra Ps. aeruginosa có thể phát triển trong các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc gây mê, xà phòng, bồn rửa, thiết bị hồi sức, nhiên liệu, nơi ẩm ướt.

Từ đó, vi khuẩn dễ lây lan, xâm nhập vào người bệnh và gây bệnh, đặc biệt là những người bệnh mắc các bệnh lý ác tính, giảm bạch cầu, người bệnh bị suy giảm miễn dịch, bị bỏng hoặc dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, … gây nhiễm khuẩn cơ hội cho người bệnh và gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

3. Phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Ps. aeruginosa 
Bệnh phẩm được sử dụng để chẩn đoán  Ps. aeruginosa  là mủ, máu, nước tiểu, dịch não tủy, dịch màng phổi… Các bệnh phẩm này sẽ được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thông thường theo quy trình kỹ thuật xét nghiệm.

Người bệnh có thể được làm xét nghiệm nuôi cấy máu (trong trường hợp bị nhiễm trùng máu).

Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai kỹ thuật xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn Ps. aeruginosa trong các loại bệnh phẩm của người bệnh nghi nhiễm Ps. aeruginosa. Phương pháp xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn Ps. aeruginosa và làm kháng sinh đồ tự động trên máy Vitek Compark II để chẩn đoán và phát hiện sớm vi khuẩn Ps. aeruginosa hỗ trợ phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh kịp thời, và hiệu quả

 

Vi khuẩn Ps. aeruginosa trên môi trường nuôi cấy thạch thường


Vi khuẩn Ps. aeruginosa trên môi trường nuôi cấy thạch máu

4. Phòng bệnh
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chủ động phòng tránh lây nhiễm Ps. aeruginosa

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nguồn đất, nguồn nước sinh hoạt...

Đảm bảo môi trường bệnh viện luôn sạch sẽ, thoáng mát, thực hiện nghiêm túc các quy trình khử trùng, tiệt trùng như: Tiệt trùng, khử trùng đúng quy định các thiết bị y tế giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn Ps. aeruginosa một cách hiệu quả. Để chặn đứng sự lây lan của Ps. aeruginosa lây nhiễm sang cho người bệnh - những người vốn rất dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch suy giảm, cần thực hiện:

- Thực hiện đúng các thao tác vô trùng khi tiếp xúc với người bệnh và nhất là những người bệnh có can thiệp xâm lấn để tránh lây nhiễm chéo sang người bệnh  khác trong bệnh viện.
 
- Nếu người bệnh bị bỏng  thì cần được đưa vào phòng cách ly điều trị riêng, để hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
 
Không được tùy ý sử dụng kháng sinh khi chưa  có chỉ định của bác sĩ, do các chủng vi khuẩn Ps. aeruginosa có thể đề kháng lại loại kháng sinh đang điều trị cho người bệnh.
 
Khoa Vi sinh
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK