Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 54
  • Tổng truy cập: 23.181.953
Xét nghiệm tìm virus hợp bào (RSV - Respiratory Syncytial Virus) gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em giúp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh kịp thời
Cập nhật: 19/04/2021
Lượt xem: 4.352
1. Giới thiệu
RSV - Respiratory Syncytial Virus là virus phố biến gây bệnh đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em, song phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trên thực tế hầu hết trẻ lây nhiễm đều nhỏ hơn 2 tuối. Với hầu hết trẻ, virus gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh. Với những trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc có bệnh phối mạn tính, RSV có thể gây ra tình trạng nguy hiếm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hàng năm, trên Thế giới có trên 125,000 trường hợp nhập viện, trong đó có khoảng 2% có nguy cơ tử vong.

2. Dịch tễ học của RSV
2.1. Mầm bệnh

Virus hô hấp hợp bào thuộc họ Paramyxoviridae. RSV có một sợi mảnh RNA chứa 10 Protein đặc hiệu. Sợi RNA của virus hợp bào nằm trong một Nuleocapsid xoắn ốc, bên ngoài có vỏ Lipid bao bọc có chứa 2 Glucoprotein: Protein G giúp virut gắn đ­ược vào tế bào và Protein F giúp cho virut xâm nhập hợp nhất với tế bào.

RSV có 2 dư­ới typ (subtype) là A và B khác nhau về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng do mỗi subtype gây nên.

 

RSV - Respiratory Syncytial Virus

2.2. Nguồn bệnh, đư­ờng lây cơ thể cảm thụ
Nguồn bệnh là bệnh nhân, bệnh lây theo đư­ờng hô hấp

Lứa tuổi hay mắc bệnh là trẻ sơ sinh, gặp nhiều ở trẻ 2- 3 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% ở nhà trẻ.

Virus hợp bào hô hấp lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh như bắt tay, chơi đồ chơi... qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, người bệnh đào thải một lượng virus RSV ra môi trường không khí, virus RSV theo các đường mắt, mũi, miệng đi vào cơ thể người lành. 

RSV là tác nhân chính gây bệnh đ­ường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đ­ường hô hấp dư­ới ở trẻ sơ sinh. RSV chiếm 20-25% bệnh nhân viêm phổi và 75% bệnh nhân viêm phế quản nằm viện ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ. Dự tính có trên 50% trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm RSV.

3. Lâm sàng
- Thời kỳ ủ bệnh: 4- 6 ngày

- Ở trẻ sơ sinh: Bệnh khởi phát với triệu sốt nhẹ, chảy n­ước mũi, hắt hơi, ho 25-40% trẻ bị bệnh có biểu hiện viêm đ­ường hô hấp dư­ới như­ viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh diễn biến đặc biệt nặng ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh bệnh đư­ờng hô hấp bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, đang sử dụng thuốc điều trị, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 37%

- Ở ng­ười lớn: Chủ yếu là biểu hiện cảm lạnh như­ sổ mũi, đau rát họng, ho kèm theo sốt nhẹ và mệt mỏi, đau đầu. Có thể gặp viêm phổi ở ng­ười cao tuổi có bệnh mạn tính về hệ hô hấp như: Hen phế quản, tắc nghẽn phổi, đang mắc bệnh tim, đang điều trị ung thư, người nhiễm HIV

4. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán RSV
Có 2 phương pháp xét nghiệm chẩn đoán RSV chủ yếu hiện nay:
- Test nhanh: Phát hiện định tính kháng nguyên virus hợp bào đường hô hấp (RSV) gây bệnh ở trẻ nhỏ.

Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi rút RSV trong dịch tiết mũi họng (Dịch hút vòm mũi hầu) theo phương pháp xét nghiệm miễn dịch sắc ký (Test nhanh chẩn đoán RSV-Respiratory Syncytial Virus) để phòng ngừa nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV) gây bệnh ở trẻ nhỏ phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng cho kết quả nhanh, chính xác. Chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy mẫu, người bệnh đã có được kết quả.

- PCR: Phát hiện chính xác sự có mặt DNA đặc trưng của Epstein-Barr virus (RSV) - virus hợp bào đường hô hấp trong mẫu bệnh phẩm.

 

Xét nghiệm chẩn đoán RSV tại khoa Vi sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí
 
5. Điều trị
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và chống bội nhiễm (nếu có):

- Liệu pháp hô hấp: Thở ôxy và chống co thắt phế quản. Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo khi thiếu ôxy nặng.

- Phun mũi ribavirin: Đư­ợc áp dụng trên một số trẻ sơ sinh cho thấy hiệu quả tốt trong việc phục hồi chức năng hô hấp, kể cả cải thiện tình trạng khí máu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên ch­ưa thấy tác dụng rõ rệt của ribavirin trên ng­ười lớn bị viêm phổi do nhiễm RSV.

6. Phòng ngừa nhiễm hợp bào hô hấp ở trẻ 
Virus RSV (virus hợp bào hô hấp) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh đường hô hấp (viêm tiểu phế quản, viêm phổi) ở trẻ em. Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa virus RSV và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phát hiện bệnh sớm để có kế hoạch điều trị và chăm sóc kịp thời là rất quan trọng.

- Khi đang có dịch RSV xuất hiện thì hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người.

- Khi bị các triệu chứng như ho, sốt cao, sổ mũi, ... thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ sinh non đang được bệnh viện chăm sóc.

- Khi trẻ bị nhiễm virus thì tuyệt đối không hôn hoặc tiếp xúc ở cự ly quá gần.

- Trước và sau khi tiếp xúc với trẻ cần về sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, nhà cửa và môi trường sống quanh thường xuyên.

- Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. RSV là virus gây nên bệnh nhiễm hợp bào hô hấp ở trẻ, tuy nhiên nếu được xét nghiệm phát hiện kịp thời tình trạng bệnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng và trẻ nhanh khỏi hơn.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK