Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 22
  • Tổng truy cập: 22.174.618
Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng ở trẻ em
Cập nhật: 04/02/2024
Lượt xem: 985
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao. Một trong những nguyên nhân đầu tiên là do thiếu vi chất dinh dưỡng tuy nhiên nhiều cha mẹ lại không hề hay biết. Vì vậy việc xét nghiệm thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ là rất cần thiết giúp phát hiện kịp thời tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin như A, B, C, D, E, K… và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magie, canxi, phốt pho, i ốt… Đây là những chất thiết yếu đối với cơ thể. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ vi chất dinh dưỡng nhưng nếu không được bổ sung đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
 
Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số bệnh lý ở trẻ như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, bướu cổ… và nhiều bệnh lý khác.

Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp các bậc cha mẹ kịp thời phát hiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở con em mình để kịp thời bổ sung, tạo điểu kiện cho trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời. 
 
Vi chất là những chất thiết yếu đối với cơ thể (Hình ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây thiếu vi chất dinh dưỡng là gì?
Người lớn và trẻ em có thể bị thiếu vi chất khi chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ hàm lượng vi chất, hoặc do hệ tiêu hóa kém nên không hấp thụ được các vi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng là:
- Người mẹ trong quá trình mang thai có chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến trẻ sinh non hoặc sinh ra bị nhẹ cân.
- Trẻ tăng trưởng nhanh sau khi sinh.
- Chế độ ăn dặm của trẻ nghèo nàn, không đa dạng các nhóm chất.

Dấu hiệu nào cảnh báo thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em?
- Biếng ăn, chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao 
- Ngủ không ngon, thường giật mình, khóc đêm, ra mồ hôi trộm
- Hay mệt mỏi và dễ ốm vặt như cảm, ho, viêm họng, tiêu chảy
- Da dẻ thường tái xanh
- Tóc yếu, dễ gãy rụng

 

Những dấu hiệu cảnh báo thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em

Các chỉ số xét nghiệm vi chất và ý nghĩa:
- Iron (Fe)/Ferritine: Xét nghiệm định lượng nồng độ sắt gắn với Transferrin nhằm đánh giá tình trạng thiếu sắt của cơ thể, từ đó dự đoán tình trạng thiếu máu.  Sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố tham gia quá trình vận chuyển oxy, hô hấp tế bào. Ngoài ra, sắt còn hỗ trợ phát triển não bộ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, khi thiếu sắt sẽ khiến cơ thể thiếu máu, giảm sức đề kháng, làm chậm phát triển về thể lực và trí não; tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, bệnh nhiễm khuẩn nhiễm trùng ở trẻ em.

- Total Protein: Xét nghiệm định lượng Protein toàn phần trong máu, từ đó đánh giá chức năng gan, thận và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

- Vitamin D (total): Xét nghiệm định lượng Vitamin D toàn phần, từ đó hỗ trợ đánh giá nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi và còi xương ở trẻ em. 

- Ionised Calcium (Calcium ++): Xét nghiệm nhằm hỗ trợ đánh giá chức năng tuyến cận giáp và sự chuyển hóa calcium trong cơ thể. 

- Magnesium: Xét nghiệm đánh giá nồng độ Magnesium trong cơ thể. Nếu thiếu  hụt, nguy cơ cao người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. 

- Phosphorus: Xét nghiệm nhằm đánh giá nồng độ Phospho trong cơ thể. Nếu thiếu hụt, nguy cơ cao người bệnh bị loạn nhịp tim, phá hủy cơ bắp. 

- Zinc (Zn): Xét nghiệm đánh giá nồng độ Kẽm trong cơ thể. Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của trẻ, bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.

- Electrolytes panel (Na + K + Cl)- xét nghiệm điện giải đồ: Xét nghiệm nhằm đánh giá nồng độ các chất điện giải trong cơ thể – có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể và điều hòa nhịp tim. 

 


Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ (Hình ảnh minh họa)
 
Để đảm bảo sức khoẻ, nhất là cho trẻ em, các chuyên gia khuyến cáo nên làm xét nghiệm định lượng các vi chất trong máu định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá sự thiếu hụt dinh dưỡng và có thẻ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời.

Khoa Hoá Sinh - Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai tất cả các xét nghiệm định lượng vi chất như vitamin D, sắt, kẽm, calci, magie, phosphor, điện giải (Na+, K+, Cl-) để phục vụ nhu cầu của người bệnh và bác sỹ lâm sàng. Các xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy hoá sinh tự động hiện đại, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng xét nghiệm, cho kết quả chính xác, nhanh chóng.

 
Khoa Hóa sinh

 
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK