1. Phơi nhiễm là gì?
Phơi nhiễm là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự tiếp xúc giữa niêm mạc hay da tổn thương với máu, mô hay dịch cơ thể của người khác dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C.
Các trường hợp được gọi là phơi nhiễm có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C:
- Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm bị kim đâm vào.
- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc hay đâm vào gây ra chảy máu.
- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hay chất dịch của bệnh nhân bị vỡ đâm vào.
- Máu hoặc dịch của người có HIV, Viêm gan B, Viêm gan C bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc như mắt, mũi, họng.
- Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có máu chứa virus HIV, Viêm gan B, Viêm gan C đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ... cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm...
- Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, Viêm gan B, Viêm gan C mà không sử dụng bao cao su phòng ngừa.
2. Sơ cứu
- Được thực hiện tùy thuộc vào từng loại phơi nhiễm (ví dụ giọt bắn, kim tiêm hay các tổn thương khác) và phương tiện phơi nhiễm (như da nguyên vẹn, da bị tổn thương).
- Các bước sơ cứu đối với vùng phơi nhiễm:

3. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Ghi lại đầy đủ các thông tin theo mẫu báo cáo phơi nhiễm
4. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
- Có nguy cơ:
+ Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu;
+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải;
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước.
- Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
5. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
- Người bệnh đã được xác định HIV dương tính: Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng với thuốc ARV.
- Người bệnh chưa biết tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.
6. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo qui định.
+ Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV dương tính: Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.
+ Nếu HIV âm tính: xét nghiệm lại sau 3 và 6 tháng. Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan khi bắt đầu điều trị và sau 2 - 4 tuần.
- Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
7. Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm: Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn có chứa HIV, Viêm gan B, Viêm gan C cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thuộc khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.