Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 464
  • Tổng truy cập: 18.164.602
Làm sao để duy trì sữa mẹ khi mẹ đi làm trở lại?
Cập nhật: 04/08/2023
Lượt xem: 1.564

Hành trình chăm con chưa bao giờ là dễ dàng đối với tất cả các bà mẹ. Hết chế độ thai sản cũng là lúc mẹ phải trở lại với công việc. Làm sao để có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ?, Làm sao để bé có nguồn sữa mẹ vừa chất lượng vừa kịp thời khi không có mẹ ở bên?”. Đó là một trong rất nhiều băn khoăn của các bà mẹ khi chuẩn bị đi làm trở lại. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết được phần nào nỗi lo này.

Những lợi ích của sữa mẹ đối với sức khoẻ của trẻ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ đặc biệt với trẻ trong độ tuổi bú mẹ. Bởi sữa mẹ giúp cân bằng dinh dưỡng và dễ hấp thu nhất với trẻ. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật do các tác nhân bên ngoài gây ra mà không loại sữa nào có.

Trong một nghiên cứu đánh giá thấy rằng, việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, việc cho trẻ bú giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, giúp mẹ duy trì cân nặng hợp lý.

Tuy sữa mẹ rất tốt cho bé nhưng vì nhiều nguyên nhân mà tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở nước ta chưa cao. Đặc biệt sau khi mẹ phải đi làm thì trẻ càng ít được bú mẹ hơn.

Cách duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

1. Chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng:

Dinh dưỡng của mẹ trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sữa và mức độ bài tiết sữa của mẹ. Cho nên để đảm bảo nguồn sữa cho trẻ luôn đầy đủ và đảm bảo cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé thì mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá nhiều, ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc.

Sữa mẹ được tạo ra chủ yếu từ nước, cho nên để mẹ có đủ sữa thì cần uống nhiều nước, khoảng 3 – 3.5 lít / ngày. Nên uống nước ấm sẽ tăng kích thích bài tiết sữa nhiều hơn, không nên uống nước lạnh.

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

2. Cho con bú thường xuyên hơn

Khi mẹ bắt đầu đi làm để kích thích tiết sữa một cách bình thường thì mẹ nên cho trẻ bú nhiều, theo nhu cầu của bé và khi có thời gian gần con. Bởi việc trẻ bú mút sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn, kể cả khi bạn cảm thấy không có sữa thì vẫn nên cho trẻ bú để kích thích sữa. Một số mẹ đã đi làm nếu ở những nơi làm việc gần có thể tranh thủ cho trẻ bú vào những lúc nghỉ trưa.

3. Vắt sữa cho trẻ khi đi làm

Để có đủ sữa cho bé bú trong những lúc mẹ vắng nhà thì mẹ nên tranh thủ các cữ như buổi sáng, buổi trưa và buổi tối để vắt sữa cho bé. Mẹ có thể dùng dụng cụ để vắt sữa rồi tích trữ trong các túi đựng sữa sạch và cho vào tủ lạnh. Mẹ có thể tùy vào nhu cầu uống sữa của bé để chia các túi sữa hay vắt đủ nhu cầu của bé. Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh có thể để được 24h và nếu để ngăn đông thì có thể để được từ 1 đến 3 tháng.

Mẹ nên đánh số lượng sữa và ngày vắt sữa lên vỏ túi trữ sữa, như vậy sẽ giúp chúng ta biết được thời hạn sử dụng của sữa. Mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ uống sữa để lâu, có thể khiến trẻ bị đi ngoài. Khi mẹ muốn cho trẻ ăn thì ngâm túi trữ sữa vào nước nóng vài phút, sữa ấm lên thì đổ vào bình đã được làm sạch và cho bé uống. Lưu ý không nên ngâm trực tiếp vào nước sôi hay đun sữa lên.

Sữa mẹ vắt ra cần được bảo quản theo hướng dẫn dưới đây:

Điều kiện bảo quản Nhiệt độ Thời gian
Ở nhiệt độ phòng 19 – 26°C Tối đa 4 giờ
Trong túi giữ nhiệt có đá gel 0°C 24 giờ
Trong ngăn mát tủ lạnh < 4 độ C Tối đa 4 ngày
Trong ngăn đông tủ lạnh -18 đến -20 độ C Tốt nhất 6 tháng, tối đa đến 12 tháng

4. Không nên cho trẻ uống thêm sữa công thức: Hầu hết các bà mẹ sẽ lựa chọn một biện pháp nhanh chóng để cung cấp sữa cho bé khi mẹ đi làm, đó là cho uống thêm sữa công thức. Tuy nhiên, nếu trẻ được uống sữa ngoài thì trẻ sẽ không còn nhu cầu bú mẹ nữa vì trẻ đã no. Nếu trẻ bú mẹ ít dần thì mẹ cũng sẽ dần ít sữa do sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu của bé.

Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vì sức khoẻ và sự phát triển của trẻ

5. Tinh thần thoải mái: Khi đã đi làm thì thời gian của mẹ sẽ ít hơn, bận hơn và áp lực công việc sẽ tác động tới tâm lý bà mẹ nuôi con. Vì thế, bạn hãy sắp xếp thời gian và dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần thất thoải mái. Điều này rất tốt cho sự tăng bài tiết sữa. Nếu bạn bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi…thì rất dễ bị mất sữa.

6. Ngủ nghỉ hợp lý: Nên tạo lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên thức khuya vì việc ngủ đủ giấc rất quan trọng trong việc tiết sữa. Ban đêm lúc ngủ là thời điểm mà cơ thể sản xuất nhiều sữa nhất, cho nên ngủ đủ giấc và ngủ sớm sẽ giúp mẹ có nhiều sữa cho em bé hơn.

7. Kiêng ăn gì để không bị mất sữa: Để duy trì nguồn sữa mẹ cho bé thì các bà mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng lượng nguồn sữa mẹ, vị của sữa mẹ và sức khỏe tổng thể. Các nhóm thực phẩm gây mất sữa mẹ cần tránh, đó là:

- Đồ ăn nhanh: Loại thức ăn này làm tăng nguy cơ béo phì cho bé, thức ăn ít có giá trị dinh dưỡng nên không được khuyến cáo sử dụng.

- Bông cải xanh: Nên ăn hạn chế, bởi nếu mẹ ăn nhiều trong ngày sẽ gây ra đầy bụng. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người.

- Thực phẩm nhiều gia vị: Tuy không ảnh hưởng tới chất và lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, nó làm thay đổi hương vị sữa mẹ, có nhiều trẻ sẽ bỏ bú vì thấy sữa mẹ có mùi lạ.

- Chất kích thích: nếu mẹ sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng tới trẻ như bé mơ màng, ngủ nhiều và tăng cân bất thường, đồng thời cũng làm giảm phản xạ tiết sữa của mẹ.

- Lá lốt: Có thể gây ra mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa.
- Bắp cải: Một số người sau khi ăn bắp cải cũng làm lượng sữa giảm đi.

Trong các trường hợp ít sữa hoặc mất sữa thì mẹ có thể dùng một số loại thảo dược kích thích sữa. Theo đó, một số loại thảo dược thường được dùng với mục đích tăng bài tiết sữa cho mẹ bé như thông thảo, chè vằng, lá đinh lăng, tiểu hồi (hạt thì là)… Mẹ có thể hãm trà uống ấm thay nước giúp tăng bài tiết sữa.

Trên đây là một số biện pháp giúp mẹ có thể tăng cường và duy trì sữa ngay cả khi mẹ đã đi làm. Hay nghĩ về giá trị mà sữa mẹ mang lại đối với sức khỏe của trẻ để bạn có thêm động lực thực hiện các biện pháp giúp bé được bú mẹ hoàn toàn.
 

Theo suckhoequangninh.vn

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK