Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 26
  • Tổng truy cập: 20.646.823
Hướng dẫn sử dụng bút Insulin tại nhà cho người bệnh đái tháo đường
Cập nhật: 02/11/2023
Lượt xem: 8.869
Insulin là một hormon do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Vậy những người bệnh (NB) đái tháo đường nào cần tiêm Insulin:

- Đái tháo đường type 1
- Đái tháo đường thai kỳ
- Đái tháo đường type 2 đã điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống, thuốc uống nhưng không đạt hiệu quả điều trị

Có 2 cách tiêm Insulin: tiêm với lọ và tiêm với bút. Trong đó tiêm bằng bút tiêm Insulin là kỹ thuật mới, hiện đại, nhiều tiện lợi, đơn giản hơn cho NB đái tháo đường khi có chỉ định dùng Insulin tại nhà.
 
Vậy bút tiêm trông như thế nào và được sử dụng ra sao?
Bút tiêm insulin là một thiết bị y tế được sử dụng để tiêm insulin vào cơ thể người bị tiểu đường. Nó được thiết kế như một cây viết nhỏ và có chức năng giúp người dùng dễ dàng tiêm insulin vào cơ thể. Bút tiêm tiểu đường thuận tiện và dễ dùng hơn so với tiêm insulin bằng ống tiêm truyền thống. Bút tiêm dễ chỉnh liều và dễ mang theo bên mình khi NB di chuyển vì cấu tạo khá đơn giản, bao gồm:
 
- Thân bút: Là phần chính của bút tiêm, có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Thân bút chứa hầu hết insulin và có dung tích cho phép điều chỉnh liều lượng insulin tiêm.
- Kim tiêm: Có độ mài nhỏ ở đầu bút tiêm có tác dụng đưa insulin vào cơ thể khi bạn xoay và điều chỉnh một cơ chế trên bút để chọn liều lượng insulin cần tiêm.


* Cách tiêm insulin sử dụng bút tiêm insulin
 

- Bút tiêm đã được nạp sẵn insulin, lấy bút ra khỏi tủ lạnh, tháo nắp và lăn tròn bút trong lòng bàn tay 10 lần, sau đó di chuyển bút lên xuống 10 lần cho đến khi dung dịch đồng nhất.
- Gắn kim tiêm mới thẳng với thân bút, rồi tháo nắp lớn bên ngoài và nắp nhỏ bên trong, không nên gắn quá chặt để tránh làm hỏng miếng nệm cao su.
- Xoay nút chọn liều tiêm theo chỉ định của bác sĩ, hướng đầu kim tiêm lên trên, gõ nhẹ vào đầu bút tiêm vài lần. Ấn nút về số 0 và kiểm tra xem insulin có trào ra ở đầu kim hay không. Thử lại nếu insulin không trào ra thành giọt ở đầu bút.
- Xoay nút chọn liều tiêm để lựa chọn số đơn vị insulin cần tiêm theo chỉ định.
- Sát trùng vị trí tiêm, giữ thẳng kim thẳng góc 90 độ và tiêm vào da. Ấn nút tiêm cho tới khi vạch chỉ liều tiêm về mức 0 và giữ trong khoảng 10 giây rồi rút kim.
- Tháo kim và hủy kim sau khi dùng.

* Cách bảo quản bút tiêm insulin
Lưu trữ insulin trong tủ lạnh: Đối với bút tiêm Insulin mới mua cần được lưu trữ trong tủ lạnh để bảo quản nhiệt độ 2 - 8 độ C và độ ẩm thích hợp. Bút tiêm đã qua sử dụng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 4 – 6 tuần.

Kiểm tra ngày hết hạn: Đọc và kiểm tra ngày hết hạn trên hộp insulin. Không sử dụng insulin sau ngày hết hạn vì nó có thể mất đi hiệu quả và không đảm bảo an toàn.

Tránh rung lắc mạnh: Tránh để insulin rung lắc hoặc va chạm mạnh vì có thể làm mất cân bằng insulin và ảnh hưởng đến hiệu quả của nó.

Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất: Hãy đọc và tuân thủ các hướng dẫn bảo quản cụ thể từ nhà sản xuất của bút tiêm insulin mà bạn đang sử dụng. Mỗi loại bút tiêm có thể có các yêu cầu bảo quản khác nhau.

Lưu ý: Người bệnh cần thay đổi luân phiên các vị trí tiêm, nếu tiêm vào cùng một chỗ, da sẽ dày lên và loạn dưỡng mỡ

 
Ths. Bs. Nguyễn Thùy Dung (Khoa Nội tiết)

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK