Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 111
  • Tổng truy cập: 17.181.329
Luyện tập khả năng nói cho người bệnh sau tai biến mạch máu não
Cập nhật: 30/09/2019
Lượt xem: 8.276
Rối loạn chức năng ngôn ngữ là một trong những di chứng nặng nề mà tai biến mạch máu não gây ra cho người bệnh. Chính vì vậy để có thể khôi phục khả năng ngôn ngữ của mình thì người bệnh cần biết các bài luyện tập sau.

     1. Làm thế nào để phục hồi khả năng ngôn ngữ?
     Việc phục hồi chức năng sau tai biến ở mỗi người bệnh sẽ có những quá trình khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh và khả năng luyện nói tự nhiên của mỗi người. Gia đình có thể gợi nhớ cho họ nói ra những vấn đề gần gũi hay liên quan đến những người thân của mình. Cần có sự đánh giá kĩ càng từ các bác sĩ để nhận định mức độ rối loạn ngôn ngữ và tìm ra cách phục hồi tốt nhất, và nên kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.



Việc phục hồi chức năng sau tai biến ở người bệnh cần có sự đánh giá bác sĩ để nhận định mức độ rối loạn ngôn ngữ và tìm ra cách phục hồi tốt nhất (Hình ảnh minh họa)
 
     Gia đình nên khuyến khích người bệnh tập luyện khả năng nói về các nội dung như: đọc bảng chữ cái, đếm số, ngày tháng năm, tập đọc dần các từ ngắn cho đến từ dài, cho họ học cách mô tả đồ vật xung quanh,… Tuy nhiên, không nên để người bệnh tập luyện quá nhiều và lâu trong một ngày. Thay vào đó hãy tập từ mức độ dễ đến khó và quan trọng là không ép buộc. Trong quá trình tập luyện cần tạo ra không khí vui vẻ giúp người bệnh có hứng thú tập luyện. Tập luyện phục hồi càng sớm khả năng phục hồi càng cao, nhưng cũng cần dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

     2. Các bài tập phục hồi chức năng ngôn ngữ
     - Khuyến khích tập nói tự nhiên: Một số từ người bệnh có thể nói được một cách tự nhiên như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng… 
    - Tập nói tên một số đồ vật xung quanh như: Bàn, ghế, sách, quạt, máy tính…và màu sắc các đồ vật đó.
 Nếu có thể hãy khuyến khích người bệnh hát một số bài hát yêu thích. 
    - Tìm một số từ đối nghĩa: Người thân của người bệnh có thể đưa ra một số từ để người bệnh tìm từ đối nghĩa.
     Ví dụ: Đối nghĩa với “nóng”, người bệnh có thể nói được “lạnh”; hoặc một số từ khác như: trên - dưới; ngày - đêm; xa - gần… 
    - Mô tả một vật, người: Người thân giúp người bệnh mô tả một vật để họ tìm tên phù hợp.
     Ví dụ: Cái gì dùng để cắt vải, cắt giấy - người bệnh có thể tìm được từ là “cái kéo”; Ai làm việc trong bệnh viện - “y tá”, “bác sĩ’… 
     - Mô tả một số đồ vật theo danh mục:
     Ví dụ: Kể tên một số loài trái cây, loài vật, loài hoa… khuyến khích người bệnh kể càng nhiều càng tốt. 
     - Đọc: Cho người bệnh đọc một số từ, từ ngắn đến dài dần:
     Ví dụ: Cam, bưởi - Chôm chôm, sầu riêng - Ăn trái cây tốt cho sức khỏe; Tập - đạp xe - đi bộ - tập dưỡng sinh - tập giúp vui, khỏe, đẹp - nên tập luyện hàng ngày;
     - Việc tập nói kiên trì hàng ngày sẽ giúp người bệnh nói được bình thường… Sau đó có thể đọc báo, sách…
     - Mô tả hình ảnh: Đưa cho người bệnh một bức ảnh hoặc tranh và mô tả đơn giản về bức tranh. Ví dụ: Đưa bức ảnh con của người bệnh rồi định hướng mô tả như: đây là ai, bao nhiêu tuổi, con thứ mấy, làm nghề gì…

     3. Lưu ý khi tập luyện
     - Không nên để người bệnh mặc cảm về bệnh tình của mình, càng không để họ thấy mình như một đứa trẻ vì như vậy họ sẽ bị tổn thương sâu sắc.
     - Nên thử các bài tập khác nhau để tránh sự nhàm chán, luôn tạo một môi trường vui vẻ và có bạn đồng hành để người bệnh cảm thấy thoải mái trong quá trình tập luyện.
     - Không nên ép người bệnh tập luyện quá lâu và nên tập luyện từ dễ đến khó để quá trình phục hồi được diễn ra đúng quy định.
     - Chú trọng đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi.
 


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK