Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 100
  • Tổng truy cập: 17.197.941
Những điều mẹ bầu cần biết về rau tiền đạo
Cập nhật: 23/09/2022
Lượt xem: 4.667
Rau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng thai phụ lẫn thai nhi. Tỉ lệ rau tiền đạo là 1/200 trường hợp phụ nữ mang thai và cũng thường gặp ở những phụ nữ có tử cung phát triển bất thường, phụ nữ đã sinh đẻ nhiều, đã mang thai đôi, thai ba…

Rau tiền đạo là gì?
Bình thường rau thai bám mặt trước (phía trước thành tử cung), mặt sau (phía sau thành tử cung), phía trên thành tử cung, bên phải hoặc bên trái tử cung.

Còn rau tiền đạo là hiện tượng rau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung và che mất một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, gây xuất huyết trong thai kỳ.


 

Các thể rau tiền đạo

Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng thường bắt đầu vào cuối thai kỳ. Sau đó, thường bắt đầu với chảy máu âm đạo bất ngờ và không đau; máu có thể đỏ tươi và chảy máu có thể nhiều, đôi khi gây ra sốc xuất huyết. Ở một số sản phụ, các cơn co tử cung đi kèm theo chảy máu.

Hầu hết các trường hợp rau tiền đạo có thể được phát hiện sớm từ tuần 20 của thai kỳ nhờ vào phương pháp siêu âm thai. Với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại, bác sĩ có thể quan sát được bánh rau bám vào vị trí nào ở tử cung.

Nguyên nhân bị rau tiền đạo là gì?
Hiện nguyên nhân gây ra hiện tượng rau tiền đạo vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, rau tiền đạo còn có thể gặp ở một số phụ nữ như:

- Mang thai nhiều lần.
- Từng sinh bằng phương pháp sinh mổ.
- Những bất thường tại tử cung gây hạn chế việc làm tổ bình thường (u xơ, những sản phụ từng nạo thai…).
- Phẫu thuật tử cung trước đó (ví dụ phẫu thuật bóc bỏ u xơ) hoặc thủ thuật (ví dụ phẫu thuật nong và nạo nhiều lần)
- Hút thuốc
- Đa thai
- Mẹ cao tuổi

Rau tiền đạo có nguy hiểm không?
Rau tiền đạo nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị có thể gây biến chứng băng huyết sau sinh và trong thai kỳ, đe dọa tính mạng thai phụ lẫn thai nhi. Cụ thể là:

- Đối với thai phụ: gây xuất huyết âm đạo tái đi tái lại nhiều lần trong thai kỳ khiến thai phụ bị thiếu máu nghiêm trọng, dễ sinh non. Trường hợp thai phụ bị rau bám gần cổ tử cung, sau khi sinh bánh rau bị bóc tách sẽ làm cổ tử cung bị hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập gây nhiễm trùng. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ tử cung nếu bánh rau bám chặt vào cơ tử cung, không thể tách được khỏi lớp niêm mạc.
- Đối với thai nhi: thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, suy thai. Trong trường hợp thai phụ bị xuất huyết nghiêm trọng phải cấp cứu, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp để cứu sống cả thai phụ lẫn thai nhi. Nếu thai nhi chưa đủ ngày đủ tháng sẽ bị sinh non, nguy cơ bị suy hô hấp sau sinh nếu không được can thiệp hỗ trợ.

Tóm lại, rau tiền đạo là biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Thai phụ cần lưu ý những điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:
- Hạn chế việc mang thai khi đã lớn tuổi, nếu mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn lịch theo dõi thai kỳ sát sao, bảo vệ thai kỳ tốt nhất.
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau mổ lấy thai để không gây biến chứng nguy hiểm ở vết mổ cũ.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích khi mang thai.
- Không hút thuốc lá, cũng như tránh hút thuốc lá thụ động khi mang thai.
- Nhập viện theo dõi thai kỳ nếu được chẩn đoán bị rau thai tiền đạo ở những tháng cuối thai kỳ.
- Đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Sản để được can thiệp kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường kể trên.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK