wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 97
  • Tổng truy cập: 16.684.896
Thông tin hướng dẫn các dạng thuốc viên không được nhai, bẻ, nghiền
Cập nhật: 26/03/2020
Lượt xem: 27.143
Thuốc dùng đường uống là dạng thuốc dễ sử dụng. Người bệnh có thể tự uống thuốc mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Tuy nhiên, một số đối tượng bệnh nhân có thói quen nhai, bẻ, nghiền thuốc. Điều này không được khuyến cáo với một số thuốc do có thể làm thuốc giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng không mong muốn.
 
     Một số bệnh nhân thường sẽ nhai, bẻ, nghiền viên thuốc hoặc bóc mở dạng viên nang cho dễ nuốt. Nguyên nhân có thể vì bệnh nhân thuộc nhóm gặp khó khăn khi uống thuốc như: người già, trẻ em, người bệnh đặt ống sonde dạ dày, người có vấn đề về nuốt khó (do hóa trị liệu, đột quy, parkinson, giảm tiết dịch nước bọt…), hoặc người bệnh muốn dùng liều thấp hơn.

     Điều này phù hợp với các loại thuốc được thiết kế có đường phân chia trên viên, thuốc có thể bẻ đôi để chia liều thuốc thành hai nửa. Nhưng lưu ý khi phá vỡ viên thuốc, do hình dạng, kích thước hoặc lớp bao bên ngoài viên, người dùng có thể chia viên thuốc ra thành các kích thước khác nhau dẫn đến liều dùng không giống nhau.

     Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc viên không nên nhai, bẻ, nghiền. Nhai, bẻ, nghiền viên thuốc có thể làm phá vỡ cấu trúc thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (cơ chế hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ) dẫn đến mất, giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra độc tính cho người bệnh.

     Dưới đây là 6 dạng thuốc không nên nhai, bẻ, nghiền:

     1. Dạng thuốc tác dụng kéo dài
     Dạng thuốc được bao bởi một lớp màng mỏng, màng bán thấm.

     Khi dùng, dược chất giải phóng từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để kéo dài sự hấp thu do đó kéo dài thời gian điều trị. Thuốc dùng qua đường tiêu hóa thường được bào chế dạng viên kéo dài 12 giờ (ngày dùng 2 lần) hoặc 24 giờ (ngày dùng 1 lần).

     Đối với dạng thuốc này phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc vì có thể phá hủy cấu trúc bào chế của viên. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm, gây độc tính.
 
     Dấu hiệu nhận biết: tên thuốc thường có tên kết thúc bằng các ký hiệu trong bảng sau:

     Ví dụ một số thuốc như Vastarel MR, Glucophage XR… Tuy nhiên, cần lưu ý cũng có một số thuốc thuộc nhóm trên mà không có ký hiệu để nhận biết.



     2. Thuốc bao tan trong ruột
     Dạng thuốc được bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn, chỉ tan ở phần đầu ruột non và phóng thích dược chất ở ruột.

     Nhằm mục đích:
     - Ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày như các thuốc ức chế bơm proton H+ .
     - Ngăn ngừa dược chất phóng thích gây hại cho niêm mạc dạ dày.

     Với dạng thuốc bao tan trong ruột rất cần uống nguyên viên. Không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc.

     3. Thuốc đặt dưới lưỡi
     Dạng thuốc được bào chế nhằm mục đích giải phóng dược chất ở khoang miệng và được hấp thu trực tiếp vào máu thông qua hệ thống mao mạch dưới lưỡi, thuốc đi thẳng vào hệ tuần hoàn chung và không bị chuyển hóa bước một qua gan.

     Với dạng thuốc đặt dưới lưỡi cần lưu ý tuyệt đối không bẻ viên thuốc, nếu làm vậy sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

     4. Thuốc sủi bọt
     Dạng thuốc được bào chế để hòa tan hoặc phân tán trong nước trước khi uống, nếu thuốc được nhai, có thể sẽ mất khả năng hòa tan nhanh chóng, do đó có thể gây mất liều thuốc, bên cạnh đó thuốc sẽ sủi bọt ngay trong miệng nếu không được hòa tan trong nước trước. Khi không đủ nước để hòa tan, thuốc không thể phát huy hết tác dụng.

     5. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc
     Thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch, thường gặp ở những thuốc điều trị ung thư. Việc nhai, bẻ, nghiền thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.







     6. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu
     Thông thường những dược chất có đặc điểm trên sẽ được nhà sản xuất bào chế dưới dạng bao phim hoặc bao đường để che lấp mùi vị khó chịu của dược chất. Khi sử dụng những thuốc như vậy, việc nhai, bẻ, nghiền thuốc sẽ làm phá vỡ lớp bao bên ngoài khiến cho người bệnh khó uống hơn. Vì thế nên khuyến cáo
người sử dụng không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc để dễ dàng sử dụng và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

     VD: Ciprofloxacin (Ciprobay), Cefuroxim (Zinnat), …




     Cần làm gì để biết một thuốc có được phép nhai, bẻ, nghiền?
     Nếu người bệnh có ý định nhai, bẻ, nghiền viên thuốc trước khi uống, đặc biệt là trong những tình huống cho trẻ em uống thuốc, người bệnh cần lưu ý:

     - Kiểm tra thông tin trên nhãn hộp thuốc xem có phải 6 dạng thuốc trên không

     - Nếu không chắc chắn cần hỏi thông tin từ bác sĩ hay dược sĩ để xem liệu thuốc đó có được phép nhai, bẻ, nghiền hay không.


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK