Nhận xét tình hình ung thư được chuẩn đoán mô bệnh học tại khoa Giải phẫu Bệnh từ tháng 8/2014 đến tháng 6/2016
Trần Viết Tiệp, Đặng Quốc Trí, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thu Hà, Phạm Thị Hoa, Đào Như Chiến, Nguyễn Thu Thủy, Dương Văn Dần, Vũ Thị Hảo
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Nhận xét tỉ lệ các loại bệnh ung thư được chẩn đoán mô bệnh học tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh Ung thư được chẩn đoán tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông bí từ 8/2014 đến 8/2016.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu mô tả hồi cứu gồm Gồm 715 Những bệnh nhân được khám, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí được làm xét nghiệm Mô bệnh học và được chẩn đoán ung thư từ 01/8/2014 đến 31/7/2016.
Tỷ lệ nữ/nam là 17/11, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Tuổi trung bình là 73,5 ; nhiều tuổi nhất là 91, ít tuổi nhất là 52. 100% kết quả gần tốt, 100% vị trí của chỏm sau mổ trên XQ đạt yêu cầu. Chức năng khớp háng theo Charnley: Có 18 bệnh nhân được theo dõi sau mổ từ 3-6 tháng, trong đó tốt và rất tốt (88,89%), trung bình (11,11%), không có trường hợp nào kém.
Kết luận: Thay khớp háng bán phần lưỡng cực là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi, chức năng khớp háng được phục hồi, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Từ khóa: Thay khớp háng bán phần. Gãy cổ xương đùi
ABSTRACT
Objective: 1.Evaluate the result of partial hip replacement with the bipolar prosthetic. 2.Consider the indication of partial hip replacement with the bipolar prosthetic
Targets and study methods: It is a retrospective study and concurrent cohort study on 28 patients with femoral neck fracture, who were operated with bipolar hip hemiarthroplasty technique at Viet Nam – Sweden, Uong Bi General Hospital from 01/11/2011 to 31/12/2013.
Result: Female/Male ratio is 17/11, significant difference with P < 0.05. The mean age was 73.5, the oldest patient was 91 and the youngest was 52. 100% patient had good outcome, 100% patient met the requirement of femoral head position in X-ray. Hip joint function according to Chamley: There were 18 patients followed in 3 - 6 months, within them there were 16 cases with good and excellent result (88,89%), 2 cases with average result (11,11%), no bad result recorded.
Conclusions: Bipolar hip hemiarthroplasty is an effective treatment method for femoral neck fracture in elderly which recovers hip function and improves quality of life.
Key words: bipolar hip hemiarthroplasty, femoral neck fracture
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy cổ xương đùi là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi đặc biệt là ở phụ nữ. Trước đây có nhiều phương pháp điều trị như bảo tồn, KHX nẹp vít nhưng để lại nhiều di chứng, biến chứng như loét mục, nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, khớp giả...
Thay khớp háng bán phần đã được thực hiện từ những năm 1950 và luôn được cải tiến về cấu tạo và chất lượng chỏm xương đùi. Thay khớp háng bán phần là chỉ thay chỏm xương đùi không thay ổ cối, thay khớp háng toàn phần là thay cả ổ cối [2].
Năm 1969 Cristiansen, Giliberty, Bateman 1974 đã sáng tạo ra chỏm lưỡng cực (Bipolar) [2], năm 1976 Monk đã cải tiến chỏm lưỡng cực giống một khớp nhân tạo đã hạn chế tối đa hiện tượng mòn ổ cối.
Ở Việt nam thay khớp háng nhân tạo đã được thực hiện từ năm 1960. Tuy nhiên thay khớp háng bán phần mới được áp dụng trong khoảng gần 20 năm nay [4],[5].
Tại Bệnh viện VN-TĐ Uông Bí phẫu thuật thay khớp háng đã triển khai gần 10 năm nay. Chỉ tính từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 8 năm 2014 đã phẫu thuật 95 trường hợp thay khớp háng, trong đó thay khớp toàn phần là 20, thay khớp bán phần là 75 trường hợp.
Có 28 trường hợp do gãy cổ xương đùi được thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cựu Bipolar. Để đánh giá một cách khách quan về ưu nhược điểm của phẫu thuật này tại Bệnh viện VN-TĐ Uông bí, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 28 bệnh nhân gãy cổ xương đùi được mổ thay khớp háng bán phần lưỡng cực tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí từ tháng 01/11/2011 đến tháng 31/12/2013 và được theo dõi đến 30/6/2014
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Những bệnh nhân được chẩn đoán gãy cổ xương đùi và được mổ thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực trong thời gian nghiên cứu. Hồ sơ ghi chép đầy đủ rõ ràng.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được thay khớp háng bán phần bằng loại chỏm khác, hoặc do gãy vùng mấu chuyển xương đùi, bệnh nhân được phẫu thuật ngoài thời gian nghiên cứu. Bệnh nhân gãy cổ xương đùi bệnh lý. Hồ sơ thất lạc, sơ sài.
- Kỹ thuật: Gây mê nội khí quản, tư thế bệnh nhân nằm nghiêng 90 độ, đường mổ sau bên Gibson hoặc MIS, mở bao khớp đường rạch chữ T, lấy bỏ chỏm, cắt lại cổ xương đùi để cựa Mecken khoảng 1,3 cm. Doa ống tủy, thay khớp háng bán phần lưỡng cực có xi măng hoặc không xi măng, kiểm tra biên độ vận động khớp háng. Dẫn lưu kín áp lực âm, khâu phục hồi phần mềm theo giải phẫu [2],[9].
- Tập luyện sau mổ: Tập vận động thụ động khớp háng và khớp gối ngày đầu và ngày thứ hai, ngồi dậy ngày thứ ba. Tập vận động chủ động khớp háng và khớp gối , tập đứng và đi lại từ ngày thứ tư với khung hỗ trợ.
- Đánh giá kết quả sau mổ, đánh giá chức năng khớp háng sau mổ theo Charnley.
- Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
III. KẾT QUẢ
3.1. Một số dặc điểm chung:
3.1.1. Tuổi, giới:
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới
Giới
Nhóm tuổi
|
Nam
|
Nữ
|
Tổng
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
60 ≤
|
1
|
3,57
|
4
|
14,29
|
5
|
17,86
|
> 60 - 70
|
3
|
10,71
|
4
|
14,29
|
7
|
25,00
|
> 70 - 80
|
5
|
17,86
|
2
|
7,14
|
7
|
25,00
|
> 80
|
2
|
7,14
|
7
|
25,00
|
9
|
32,14
|
Tổng
|
11
|
39,29
|
17
|
60,71
|
28
|
100
|
Nhận xét: Tỷ lệ nữ/nam là 1,54; Tuổi trung bình là 73,5 ± 1,16 ; nhiều tuổi nhất là 91, ít tuổi nhất là 52.
Có 5 bệnh nhân tuổi 60 ≤ được mổ thay khớp háng bán phần: 01 BN loạn nhịp tim đã đặt Stent mạch vành, 01 BN di chứng gãy cột sống liệt tuỷ không hoàn toàn Frankel D, 01 BN đã mổ thay khớp háng bán phần bên trái trước đó 2 năm.
Hoàng Văn Dung và CS: Tỷ lệ nữ/nam là 1,75; tuổi trung bình 63,79; cao nhất là 84, ít nhất là 47 [1]. Phan Trung Quyết và Cs: Tỷ lệ nữ/nam là 1,7, tuổi trung bình là 71, cao nhất là 86, ít nhất là 60 [3].
3.1.2. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi mổ:
Biểu đồ 3.1: Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi mổ
Nhận xét: Có 21 trường hợp đến viện sớm trước 1 tuần, 3 trường hợp đến viện muộn trên 1 tháng do không biết bị gãy cổ xương đùi, hoặc sợ mổ chữa thuốc nam.
3.1.3. Sử dụng xi măng theo nhóm tuổi:
Biểu đồ 3.2: Liên quan giữa nhóm tuổi và sử dụng khớp có xi măng
Nhận xét: Có 4/ 28 (14,29%) trường hợp sử dụng xi măng cán chỏm, đều ở nhóm tuổi trên 70, không sử dụng xi măng cán chỏm là 24/28 (85,71%).
Phan Trung Quyết và Cs: Có xi măng là 29,63%; không xi măng là 70,37% [3]. Hoàng Văn Dung và CS: Có xi măng là 59,09%; không xi măng là 40,91% [1]. Sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng xi măng cán chỏm có lẽ do chỉ định phẫu thuật khác nhau và quan điểm của phẫu thuật viên.
3.1.4 Sử dụng xi măng chuôi khớp theo độ loãng xương Singh
Bảng 3.2. Sử dụng xi măng chuôi khớp theo độ loãng xương Singh
Sử dụng
xi măng
chuôi
|
Phân loại độ loãng xương theo Singh
|
Tổng
|
Độ 6
|
Độ 5
|
Độ 4
|
Độ 3
|
Độ 2
|
Độ 1
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
N
|
%
|
n
|
%
|
Có XM
|
0
|
0,00
|
0
|
0,00
|
1
|
3,57
|
2
|
7,14
|
1
|
3,57
|
0
|
0,00
|
4
|
14,29
|
Không
|
2
|
7,14
|
9
|
32,14
|
13
|
46,43
|
0
|
0,00
|
0
|
0,00
|
0
|
0,00
|
24
|
85,71
|
Tổng
|
2
|
7,14
|
9
|
32,14
|
14
|
50,00
|
2
|
7,14
|
1
|
3,57
|
0
|
0,00
|
28
|
100
|
3.2. Kết quả gần: 100% tốt, không có biến chứng gần.Nhận xét: Có 4 trường hợp sử dụng xi măng cán chỏm, đều có độ loãng xương nặng, 24 trường hợp không sử dụng xi măng có độ loãng xương nhẹ
100% vị trí của chỏm sau mổ trên XQ đạt yêu cầu (Theo John Crawford Adams)
Vũ Văn Hoạt: Vị trí của chỏm sau mổ trên XQ đạt yêu cầu là 96,15%; không đạt là 3,85% [2].
3.3. Chức năng khớp háng sau mổ 3-6 tháng theo Charnley:
Bảng 3.3. Kết quả xa theo Charnley:
Chức năng khớp háng theo Charnley
|
n
|
%
|
Rất tốt
|
9
|
50
|
Tốt
|
7
|
38,89
|
Trung bình
|
2
|
11,11
|
Kém
|
0
|
0
|
Tổng số
|
18
|
100
|
Nhận xét: Rất tốt 50,0%; tốt 38,89%; trung bình 11,11%; không có trường hợp nào kém theo thang điểm Charnley.
Vũ Văn Hoạt: Rất tốt là 35,38%; tốt là 26,16%; trung bình là 30,77%; kém là 7,69% theo thang điểm Charnley. Sự khác biệt này do tác giả sử dụng 3 loại chỏm, trong đó có cả chỏm đơn cực [2].
IV. BÀN LUẬN
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nữ/nam và tuổi trung bình phù hợp với các tác giả khác [2],[3],[4],[5],[6].
- Chúng tôi thấy rằng, gãy cổ xương đùi gặp chủ yếu ở người cao tuổi, mổ càng muộn càng nhiều biến chứng do nằm lâu, suy thận, viêm phổi, tăng huyết áp, loét mục...[3],[4].
- Có 4 trường hợp sử dụng xi măng cán chỏm, đều có độ loãng xương nặng, 24 trường hợp không sử dụng xi măng có độ loãng xương nhẹ.
Theo Lương Thiện Tích, sự lựa chọn khớp có xi măng hay không dựa vào các yếu tố như: tuổi, độ loãng xương, độ rộng ống tuỷ...Xu hướng ngày càng có nhiều khớp bán phần không xi măng được sử dụng do sự tiến bộ của công nghệ chuôi [5],[8].
- 100% kết quả gần tốt, không có biến chứng, 100% chụp kiểm tra sau mổ vị trí của chỏm, chuôi Theo John Crawford Adams đạt yêu cầu.
Cao Thỉ, Nguyễn Tường Quang: Có 1 trường hợp tử vong (1,67%), 1 nhiễm trùng vết mổ (1,67%), 6 trường hợp ngắn chi (10%), 6 trường hợp Xquang chuôi bị vẹo trong hoặc vẹo ngoài ( 10%) [4],[7].
- Có 18 bệnh nhân được theo dõi sau mổ từ 3-6 tháng, trong đó tốt và rất tốt (88,89%), trung bình (11,11%), không có trường hợp nào kém.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tốt và rất tốt phù hợp với các tác giả [1],[2],[3],[4],[6].
V. KẾT LUẬN
5.1. Về kết quả phẫu thuật:
Tỷ lệ nữ/nam là 17/11 (1,54); tuổi trung bình là 73,5 ± 1,16; ít tuổi nhất là 52, nhiều tuổi nhất là 91.
Kết quả gần: 100% kết quả gần tốt, không có biến chứng. Vị trí của chỏm, chuôi theo John Crawford Adams 100% đạt yêu cầu.
Kết quả xa: Có 18 bệnh nhân được theo dõi sau mổ từ 3-6 tháng, trong đó tốt và rất tốt (88,89%), trung bình (11,11%), không có trường hợp nào kém.
5.2. Về chỉ định phẫu thuật:
Có 17,86% bệnh nhân có tuổi 60 ≤; 82,14% có tuổi > 60 được phẫu thuật thay khớp háng bán phần lưỡng cực.
Có 16/ 28 (57,14%) trường hợp có các bệnh kèm theo, đây là những bệnh có nguy cơ cao về GMHS, và ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật.
Gãy ngang cổ chiếm tỷ lệ cao nhất (67,85 %), gãy nền cổ (17,86%), gãy sát chỏm (14,29%). Gãy phân loại Pauwels độ III, độ II; gãy phân loại Garden độ 3, độ 4 chiếm tỷ lệ 100%, điều này có ý nghiã điều trị bảo tồn trong gãy cổ xương đùi rất khó khăn, khả năng khớp giả cao.
Độ loãng xương theo Singh tập trung chủ yếu ở độ 4, 5 (82,14%), có 28,57% gãy cổ xương đùi ở người trên 80 tuổi có độ loãng xương theo singh độ 4. Sử dụng xi măng cán chỏm đều ở nhóm tuổi cao và loãng xương nặng.
Tài liệu tham khảo
Hoàng Văn Dung, CS ( 2013), “Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar tại khoa CTCH bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên”. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2013, tr 138-143.
Vũ Văn Hoạt ( 2003 ), “Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần cho những bệnh nhân gãy cổ xương đùi do chấn thương”, luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà nội.
Phan Trung Quyết, CS ( 2013 ), “Kết quả bước đầu thay khớp háng lưỡng cực Bipolar điều trị gãy cổ xương đùi ở người có tuổ”i. Báo cáo Hội nghị khoa học kỹ thuật các tỉnh vùng Duyên hải bắc bộ lần thứ nhất, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 5, số đặc biệt, tr 376-382.
Cao Thỉ, Nguyễn Tường Quang ( 2013 ), “Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần lưỡng cực trên bệnh nhân lớn tuổi”. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2013, tr 64-70.
Lương Thiện Tích ( 2014 ), “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần qua đường mổ nhỏ điều trị gãy cổ xương đùi”. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2014, tr 99-105.
Coleman S.H., Bansal M., Cornell CN., Sculcotp (2001), “Failure of bipolarhemiarthroplasty: a retrospective review of 31 consecutive bipolar prostheses converted to total hip arthroplasty”. Am J. Orthp, 30(4), pp. 313-9, Medline.
Parker M.J., Khan R.J., Crawford J., Pryor G.A. (2002), “Hemiarthroplasty versus internal fixation for displaced intracapsular hip fracture in the elderly". J. Bone Joint sury Br, 84(8), pp. 1150-5, Medline.
Parker M.J., Rajan D (2001), “Arthroplasties (with and without bone cement) for proximal femoral fractures in adults”. Cochranne database Syst Rev, (3), pp. CD001706, Medline.
Cauchoix Jean ( 1977 ), “ProthÌse de Moore pour fractures du col du fÐmur”. Techniques operatoires inllustrees en traumatologie des membres, Tom 1 Chapitre VIII, pp. 249-283.