Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 75
  • Tổng truy cập: 21.941.584
Xử lý tại chỗ đúng cách cơn co giật do động kinh
Cập nhật: 29/07/2020
Lượt xem: 51.288
Động kinh là bệnh lý thường gặp trong các bệnh về thần kinh. Sự rối loạn thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron thần kinh sẽ gây ra các cơn động kinh.

Các dấu hiệu để nhận biết động kinh:
- Người bệnh đang sinh hoạt bình thường đột nhiên ngã lăn ra đất, mất ý thức, trợn mắt, gồng cứng người sau đó co giật toàn thân.
- Trong cơn người bệnh thở yếu hoặc ngưng thở, tím môi. Sau khoảng một, hai phút cơn co giật giảm dần rồi ngưng, người bệnh sẽ dần thở lại như bình thường rồi từ từ tỉnh lại.
- Đôi khi chỉ xuất hiện co giật tại 1 bộ phận cơ thể như tay, chân hoặc đầu mặt… còn gọi là cơn co giật cục bộ, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo xuất hiện cơn co giật toàn thân.

Nhiều người sẽ thấy vô cùng bối rối và lo lắng khi đột ngột thấy người thân, hoặc người xung quanh đột nhiên ngã khuỵu và lên cơn co giật. Các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng và kịp thời thực hiện các thao tác giúp ích cho người bệnh:

Những việc nên làm:
- Cho người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, lau sạch nước bọt, các chất nôn, ói (nếu có)…
- Yêu cầu mọi người xung quanh lùi ra xa tạo không gian thoáng khí.
- Giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật bằng cách di dời những đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân: bàn ghế, đồ vật sắc nhọn…
- Đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân.
- Nới lỏng cổ áo, thắt lưng, khăn quàng cổ… để không gây nghẹt thở.
- Ghi nhận thời gian co giật từ lúc bắt đầu đến kết thúc, theo dõi tình hình người bệnh bị co giật.


Những việc không nên làm:
- Không cố gắng ngăn bệnh nhân cắn phải lưỡi bằng cách đưa bất cứ đồ vật nào vào miệng bệnh nhân, chỉ thực hiện ngáng lưỡi khi bạn thành thạo kỹ năng này.
- Không di chuyển bệnh nhân khi đang co giật.
- Không đè hoặc giữ tay, chân bệnh nhân lúc đang co giật.
- Không nặn chanh vào miệng bệnh nhân, cũng như không ép người bệnh uống nước hoặc uống thuốc cho đến khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.

Thường thì sau 2 - 4 phút, cơn co giật sẽ hết. Khi tình trạng người bệnh ổn định cần đưa người bệnh khám chuyên khoa thần kinh. Trường hợp đã hết co giật nhưng người bệnh vẫn chưa tỉnh táo trở lại, có biểu hiện khó thở, lên một cơn động kinh khác hoặc trường hợp người bệnh đang mang thai, có tiền sử đái tháo đường thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK