wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 36
  • Tổng truy cập: 17.094.045
Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 không?
Cập nhật: 07/09/2021
Lượt xem: 25.808
Bệnh nhân bị bệnh tim mạch bao gồm: Tất cả những người bệnh mắc các bệnh lý rối loạn nhịp tim (đặc biệt là rung nhĩ), bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường có biến chứng tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi)…

Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới): Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn 10%, tiếp đó là tiểu đường lớn hơn 7%. Số còn lại đứng đầu trong danh sách là người mắc bệnh hô hấp mãn tính, còn ở người bình thường là 0,9%. Điều đó cho thấy nguy cơ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.

Vắc xin không ngăn ngừa cho người bệnh tim mạch khỏi nhiễm COVID-19, nhưng chắc chắn sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh nghiêm trọng và giảm khả năng dẫn đến tử vong. Do đó, tất cả người bệnh có bệnh tim mạch đều được bảo vệ khi tiêm vắc xin COVID-19. Vì vậy người bệnh cần chấp nhận việc tiêm chủng khi được đề nghị.


Bệnh nhân tim mạch nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 khi được đề nghị (Hình ảnh minh hoạ)
 
Hiện tại không có bằng chứng cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định với vắc xin ngừa COVID-19, hay làm tăng khả năng bị phản ứng, biến chứng của vắc xin. Các thử nghiệm về vắc xin COVID-19 cho thấy, trên những người có bệnh nền tim mạch không thấy các ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều hơn so với người không có bệnh nền tim mạch (dù rất hiếm). Trong mọi trường hợp, người có bệnh lý tim mạch nên thông báo cho các chuyên gia y tế nếu họ đã từng bị phản ứng phản vệ nghiêm trọng đối với một loại vắc xin đường tiêm và họ không nên được tiêm chủng. Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác (không liên quan đến vắc xin), ví dụ: thuốc uống hoặc động vật có vỏ… vẫn có thể được tiêm vắc xin nhưng sẽ cần được theo dõi tại phòng khám trong vòng 30 phút sau đó. Người bệnh nên tránh tiêm vắc xin trong thời gian bị sốt (bệnh có kèm theo sốt).

Bệnh nhân tim mạch cần phải làm gì để bảo vệ trái tim trước COVID-19

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục nâng cao sức khoẻ.

- Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Hãy lưu số điện thoại của bác sỹ hay các trung tâm chống dịch để được tư vấn khi cần thiết.

- Lắng nghe cơ thể khi thấy các triệu chứng bất thường: ho, sốt, khó thở,... Ngoài những triệu chứng khó thở, ho, sốt mà người nhiễm COVID-19 thường gặp phải, người bệnh tim mạch cần lưu ý thêm đến các triệu chứng đau ngực, nhịp tim không đều. Vì thế, bất cứ khi nào nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, bạn cần gọi điện đến số điện thoại tư vấn phòng dịch để được sàng lọc trước và hướng dẫn đến đúng tuyến bệnh viện  khám và chữa trị, tránh lây cho cộng đồng.

- Quan trọng nhất là thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của bộ Y tế.
 
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK