wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 66
  • Tổng truy cập: 17.100.422
Mối quan hệ giữa thuốc uống và thức ăn
Cập nhật: 15/09/2020
Lượt xem: 3.188
Thức ăn và thuốc dùng đường uống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều thực phẩm chúng ta ăn có thể ảnh hưởng đáng kể đến các mục tiêu điều trị và dẫn đến các tương tác có thể làm thay đổi sự hấp thu của thuốc vào trong máu, cũng như làm giảm tác dụng của thuốc. Mặt khác, tương tác thuốc và thực phẩm cũng có thể có tác dụng tích cực dẫn đến giảm kích ứng đường  tiêu hóa và tăng sự hấp thu thuốc.

 

Thức ăn và thuốc dùng đường uống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
 
Các thuốc dùng đường uống đều trải qua 4 quá trình: hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ, tùy thuộc vào bản chất của mỗi thuốc mà thời điểm dùng thuốc trước, trong, sau hoặc xa bữa ăn... sẽ khác nhau. Vì vậy không thể áp dụng một công thức chung cho việc sử dụng thuốc vào thời gian nào.

Cần chú ý tương tác thuốc - thức ăn để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh

Thuốc nên uống ngay sau khi ăn
Các thuốc kém bền với môi trường acid dịch vị trong dạ dày: Các thuốc nhóm này uống sau ăn để nhờ thức ăn trung hòa bớt dịch vị dạ dày nên giảm mức độ phân hủy. Điển hình như các kháng sinh: Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin…

Các thuốc giảm đau Aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các thuốc kích ứng đường tiêu hóa: có tác dụng phụ trên dạ dày nên cần uống thuốc sau ăn no.

Thuốc nên uống lúc đói hoặc uống xa bữa ăn (trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ)
Nhiều loại thuốc được bào chế để chống chịu dịch vị dạ dày như dạng thuốc bao tan ở ruột, dạng phóng thích dược chất kéo dài có thể uống vào lúc đói để thuốc xuống ruột nhanh và phát huy tác dụng sớm.

Một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường (trừ Metformin gây kích ứng đường tiêu hóa nên uống sau ăn) như Glimepirid được khuyến cáo nên sử dụng ngay trước bữa ăn do cơ chế kích thích sản sinh insulin trước khi sự tăng đường huyết xảy ra.

Thuốc nên uống trong bữa ăn
Các thuốc tan trong dầu như vitamin A, D, E, K hay thuốc Griseofulvin kháng nấm toàn thân... nên được sử dụng cùng bữa ăn do các chất béo (dầu mỡ) trong thức ăn giúp cho quá trình hòa tan và hấp thu thuốc được tốt nhất.

Các loại enzym tiêu hóa cũng nên được uống trong bữa ăn để được dạ dày trộn và phân bố đều, tăng tác dụng của chúng.
 
Để tránh các tương tác thuốc - thức ăn và làm giảm tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để lựa chọn thời điểm uống thuốc hợp lý, an toàn.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK