wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 44
  • Tổng truy cập: 17.157.016
Xét nghiệm dịch ngoáy họng giúp phát hiện sớm bệnh bạch hầu
Cập nhật: 22/10/2020
Lượt xem: 8.059
1. Giới thiệu:
Vi khuẩn bạch hầu có tên là Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 tuýp gồm: Gravis, Mitis và Intermedius.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.

2. Đặc điểm sinh vật, hóa học của vi khuẩn Bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu có kích thước 0,5 -1x 2 - 8µm, dạng hình que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn và thường phình ra to hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn có thể xếp thành hàng rào hay thành chữ cái H, V, X, Y ... Vi khuẩn không di động, không có vỏ, không sinh nha bào. Trực khuẩn bạch hầu bắt màu gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ mất màu tím. Khi nhuộm vi khuẩn bằng các phương pháp như Albert hoặc Neisser thì sẽ thấy có các hạt di nhiễm sắc (hạt volutin) những hạt này bắt màu đen khác với màu của thân vi khuẩn.

Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp 7,6 - 8.

 

Hình thái của vi khuẩn bạch hầu

 
Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể, có thể chịu được thời tiết khô và lạnh giá. Nếu được chất nhầy bao bọc, vi khuẩn bạch hầu có thể sống trên đồ vật trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần, sống được 30 ngày trên đồ bằng vải, sống 20 ngày trong sữa, nước uống và tồn tại được 2 tuần trong tử thi.

Tuy nhiên, vi khuẩn bạch hầu khá nhạy cảm với các yếu tố lý, hóa. Cụ thể, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn bạch hầu sẽ chết trong vài giờ. Nếu sống dưới ánh sáng mặt trời khuếch tán, loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt sau vài ngày. Ở nhiệt độ 58 độ C, vi khuẩn bạch hầu tồn tại trong khoảng 10 phút và chúng chỉ sống được 1 phút dưới tác động của phenol 1% và cồn 60 độ.

3. Nguyên nhân, sự lây truyền và triệu chứng của bệnh Bạch hầu 
Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là người bệnh và người khỏe mạnh mang vi khuẩn. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Bên cạnh đó, sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền vi khuẩn bạch hầu. Sau khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu, người bệnh thường ủ bệnh trong khoảng 2 - 5 ngày hoặc hơn.

Người bệnh bạch hầu có triệu chứng viêm họng, mũi và thanh quản, họng đỏ, đau khi nuốt, da xanh tái, mệt mỏi, nổi hạch dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Trong vòng 2 - 3 ngày, những mảng bám màu xám, dính, chắc sẽ xuất hiện ở vùng hầu họng, nếu cố gỡ ra có thể gây chảy máu. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em, biểu hiện tại chỗ là giả mạc thanh quản và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác, thần kinh vận động ngoại biên và viêm cơ tim. Bệnh có thể qua khỏi hoặc có thể gây tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Tỷ lệ tử vong do bệnh là 5 - 10%.

Các triệu chứng của bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến bảy ngày sau khi nhiễm bệnh, bao gồm sốt 38 °C hoặc hơn; ớn lạnh; mệt mỏi; da tím tái; đau họng; khan tiếng; ho; nhức đầu; nuốt khó; nuốt đau; khó thở; thở nhanh; mũi hôi và chảy máu; và sưng hạch. Trong hai đến ba ngày, bạch hầu có thể phá hủy những mô khỏe mạnh trong hệ hô hấp. Mô chết hình thành một lớp màng bao dày, màu xám trong họng hoặc mũi, gọi là "giả mạc". Nó có thể bao quanh những mô trong mũi, amidan, thanh quản, và họng, gây khó thở và khó nuốt. Các triệu chứng cũng có thể bao gồm rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, liệt dây thần kinh sọ và ngoại biên.

Bạch hầu lây truyền từ người sang người thường xảy ra thông qua không khí khi một bệnh nhân ho hoặc hắt xì. Hít phải các hạt do người bệnh phóng thích ra ngoài dẫn đến nhiễm trùng. Tiếp xúc với bất kỳ vết loét trên da nào cũng có thể làm lây bệnh bạch hầu, nhưng thường ít xảy ra. Nhiễm bệnh gián tiếp cũng có thể xảy ra, khi một bệnh nhân chạm vào một vật hoặc bề mặt, có thể để lại vi khuẩn vẫn hoạt động. Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy động vật cũng có khả năng lây bệnh bạch hầu, nhưng chưa được khẳng định. Corynebacterium ulcerans được phát hiện trên một số động vật, do đó có khả năng lây truyền từ động vật.

4. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện vi khuẩn bạch hầu
4.1 Xét nghiệm soi trực tiếp:

Bệnh phẩm là màng giả mạc hoặc chất ngoáy họng ở chỗ có tổn thương (tốt nhất lấy được giả mạc) để làm tiêu bản nhuộm Gram, nhuộm Albert hoặc nhuộm xanh Methylen để phát hiện vi khuẩn. Nếu thấy hình thể vi khuẩn điển hình thì cho kết quả sơ bộ để lâm sàng có hướng điều trị kịp thời.

4.2 Xét nghiệm nuôi cấy, phân lập, định danh:
Cấy bệnh phẩm vào các môi trường thích hợp như môi trường trứng, môi trường có Tellurit để ở nhiệt độ 37oC trong 18 - 24 giờ. rồi chọn khuẩn lạc điển hình để khảo sát tính chất về hình thể, sinh hóa và xác định độc tố của vi khuẩn bạch hầu.

4.3. Xét nghiệm sinh học phân tử (Real time PCR):            
Bệnh phẩm là màng giả mạc hoặc chất ngoáy họng ở chổ có tổn thương


Giả mạc hoặc chất ngoáy họng ở chỗ có tổn thương được lấy làm bệnh phẩm làm xét nghiệm phát hiện bệnh bạch hầu (Hình ảnh minh hoạ)
 
Khoa Vi Sinh - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm soi trực tiếp và nuôi cấy, định danh, tìm vi khuẩn bạch hầu để chẩn đoán và sàng lọc bệnh Bạch hầu phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng. Chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm, người bệnh đã có được kết quả soi trực tiếp.


Lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm phát hiện bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí 


5. Phòng ngừa bệnh Bạch hầu:
Bệnh bạch hầu lây chủ yếu qua đường hô hấp do vậy cần cách ly triệt để và điều trị cho người bệnh và người lành mang mầm bệnh. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là tiêm vắc-xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch (vắc-xin giải độc tố bạch hầu cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản. Tiêm nhắc lại sau 1 năm và 5 năm để củng cố miễn dịch).  

Hiện nay, đã có rất nhiều loại vắc xin để có phòng ngừa bệnh bạch hầu như vắc xin 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1 có phòng ngừa cho 6 loại bệnh truyền nhiễm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng tuổi bao gồm (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus).

Bên cạnh đó việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác cũng rất quan trọng như đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà trẻ, đảm bảo không khí luôn thông thoáng, đủ ánh sáng và cách ly người mang vi khuẩn bạch hầu; Che mũi miệng khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Các gia đình cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi. Trong trường hợp phát hiện người mắc bệnh cần thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để có biện pháp phòng tránh lây nhiễm và hạn chế không cho người lành tiếp xúc với người bệnh.

Hiện Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đang cung cấp các dịch vụ tiêm vắc-xin bạch hầu dành cho trẻ nhỏ và người lớn với 2 loại phối hợp, gồm: Vắc-xin 6 trong 1 và vắc-xin 4 trong 1. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới để đảm bảo hiệu quả tiêm chủng và an toàn.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK