Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 350
  • Tổng truy cập: 18.843.879
Các chấn thương chi trên thường gặp khi tập luyện
Cập nhật: 04/05/2024
Lượt xem: 69
Việc rèn luyện thể chất, tập thể dục thể thao có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe và sự phát triển của con người. Việc này không chỉ giúp con người có sức khỏe tốt mà còn giúp bản thân rèn luyện tính kỷ luật, ý thức tập thể, ý chí và giảm căng thẳng. Đặc biệt trong mùa hè sắp tới là khoảng thời gian lý tưởng để tập thể dục thể thao. Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng cách sẽ dẫn đến những chấn thương, đặc biệt là chấn thương chi trên.

Chi trên được hiểu là bộ phận từ đai vai đến ngón tay. Đây là bộ phận vận động nhiều nhất của cơ thể. Khi tập luyện những môn thể thao sử dụng tay nhiều như cầu lông, tennis, bóng bàn, bơi lội, võ thuật… rất dễ gặp những chấn thương chi trên.


Hình ảnh minh họa

Một số nguyên nhân gây chấn thương chi trên:
- Khởi động sai cách: Không đủ thời gian và cường độ, không tuần tự hoặc khởi động quá nhiều.
- Do va chạm, té ngã
- Sức khỏe không tốt, thể lực suy yếu
- Chấn thương nhiều lần
- Tập luyện quá sức
- Yếu tố tâm lý
- Kỹ thuật tập luyện có sai sót
- Dụng cụ trang bị không phù hợp, sân bãi tập luyện không đúng tiêu chuẩn
- Thời tiết

Các chấn thương chi trên thường gặp trong tập luyện như:
1. Bong gân:
Bong gân là tổn thương do chấn thương gây nên nhưng không bị trật khớp, gãy xương mà chỉ có tổn thương ở các bao hoạt dịch, bao khớp và đặc biệt là các dây chằng. Những khớp ở chi trên hay bị bong gân như: khớp vai, khớp cổ tay, bàn ngón tay. Khi bị bong gân, người bệnh có biểu hiện sưng tím, tụ máu vùng tổn thương, ấn vào thấy đau, vận động khó khăn. Bong gân nếu điều trị không đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng như rối loạn dinh dưỡng, teo gân cơ, xương mất chất vôi, bong gân mạn tính.

2. Trật khớp:
- Trật khớp vai: Ở chi trên trật khớp vai thường xảy ra nhất. Khi dang vai quá 90 độ và đưa ra sau quá 70 độ thì chỉ cần lực tác dụng mạnh xuống và ra trước là trật khớp vai xảy ra. Nguy hiểm nhất của trật khớp vai là liệt dây thần kinh nách (liệt cơ delta và mất cảm giác vùng vai)
- Trật khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp bàn đốt, khớp đòn: trong tai nạn thể dục thể thao ít gặp trật các loại khớp này.
- Trật khớp liên đốt ngón tay: trật khớp liên đốt thường xê dịch ra trước, ở liên đốt xa kèm theo sứt chỗ bám tận của gân duỗi.

3. Gãy xương:
Một số trường hợp gãy xương trong tập luyện như: gãy xương đòn, gãy xương cánh tay (ít gặp), gãy liên lồi cầu, vỡ lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy 2 xương cẳng tay, gãy đầu dưới xương quay, gãy xương bàn ngón tay (ít gặp)

4. Hội chứng quần vợt (Tennis elbow): viêm đau chỗ bám nguyên ủy nhóm cơ bám trên ụ trên lồi cầu ngoài. Biểu hiện lâm sàng: Đau điểm bám cơ, nhất là khi gồng cơ; Mỏi cơ, yếu các cơ liên quan; Căng cơ; Cảm giác tê vùng vai bàn tay hoặc từ khuỷu xuống ngón tay; Nhức mỏi về đêm và sáng.

Khi tập luyện mà gặp phải các chấn thương trên, người bệnh cần nghỉ ngơi, xử lý tại chỗ rồi đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, lượng giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để tránh các biến chứng xấu để lại hậu quả lâu dài. Một số phương pháp điều trị Phục hồi chức năng hiệu quả được áp dụng cho chấn thương thể thao như:

1. Bong gân:
- Trường hợp bong gân nhẹ:
+ Nhiệt lạnh
+ Điện trị liệu: sóng ngắn, siêu âm, điện xung
+ Giai đoạn cấp: nghỉ ngơi hợp lý
+ Sau giai đoạn cấp: vận động trị liệu

- Trường hợp bong gân nặng:
+ Tư thế: gác chi lên cao
+ Nhiệt lạnh, điện trị liệu trước bó bột
+ Vận động trong giai đoạn bó bột, vận động sau giai đoạn bó bột
+ Nhiệt ấm, điện trị liệu sau bó bột


Hình ảnh điều trị điện xung cho người bệnh chấn thương chi trên tại khoa Phục hồi chức năng

2. Trật khớp:
- Phục hồi chức năng có tác dụng giảm đau, giảm sưng nề, tăng tuần hoàn dinh dưỡng, tránh teo cơ, cứng khớp sau khi người bệnh đã được nắn chỉnh, bó bột hoặc phẫu thuật tại khoa ngoại chấn thương.

- Các phương pháp điều trị:
+ Nhiệt trị liệu
+ Điện trị liệu
+ Vận động trị liệu

3. Gãy xương:
Điều trị PHCN giúp cho người bệnh giảm đau, giảm sưng nề, tránh teo cơ cứng khớp, phục hồi sức mạnh cơ, lấy lại tầm vận động khớp:
+ Nhiệt nóng, nhiệt lạnh
+ Điện trị liệu
+ Vận động trị liệu

4. Hội chứng Tennis elbow:
- Trong khi đau:
+ Ngừng chơi
+ Chườm lạnh tại chỗ 10 – 15 phút
+ Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu
+ Nếu đau nhiều nên treo tay bất động tạm thời
+ Tránh xoa bóp bằng các loại dầu nóng hoặc đi nắn chỉnh tại cơ sở không uy tín.

- Phục hồi chức năng:
+ Nhiệt nóng, nhiệt lạnh
+ Điện trị liệu
+ Vận động trị liệu: phục hồi độ dẻo, độ bền và sức mạnh của nhóm cơ duỗi và ngửa cổ tay, bàn tay.
 
Có thể tham khảo thêm thông tin về các chấn thương chi dưới thường gặp khi tập luyện theo link sau: https://www.facebook.com/Benhvienuongbi/posts/pfbid02c1ETqwoDA9w55EeTQETWpERTUSGHT7Fm4b6UUZdSCP2ybgQzEEwbG43rvjKfzAEQl
 
Hoặc thông tin phục hồi chức năng bong gân theo link sau: https://vsh.org.vn/phuc-hoi-chuc-nang-bong-gan.htm

***Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình “Phục hồi chức năng chấn thương thể thao”, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK