Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 35
  • Tổng truy cập: 22.367.131
Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng
Cập nhật: 09/08/2024
Lượt xem: 320
Tai nạn bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bỏng không những gây tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.

Mục đích của sơ cấp cứu bỏng
- Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.

- Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng người bệnh như ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, chấn thương vết thương nặng kèm theo…

- Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết thương, vận chuyển đến cơ sở y tế…

Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.

Những việc nên làm khi sơ cứu tại chỗ khi bị bỏng
- Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt

- Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát, sạch
Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 30 phút từ sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.

Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C. Tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn như nước máy, nước giếng khơi…

Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng sưng nề. Vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt.

- Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng
Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch như gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn sạch… để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và bộ phận sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.

- Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng
Cho uống nước Oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.

- Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn

 

Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát, sạch là việc nên làm khi sơ cứu bỏng (hình ảnh minh hoạ)
 
Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng:
- Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.

- Bôi những chất liệu theo truyền miệng như nước mắm, củ chuối... Đây là những điều phản khoa học, chưa được chứng minh, do đó không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

- Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít bazơ, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến người bệnh đau đớn hơn.

- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

 
Khoa Dược

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK