Hội chứng thận hư xuất hiện ở nhiều người do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng dấu hiệu phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng.
(1).jpg)
Các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh bị hội chứng thận hư:
1. Giàu đạm:
Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein trong máu, giảm áp lực gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ đạm để chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận.
Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ…
2. Năng lượng: đảm bảo đủ năng lượng từ 35 – 40 kcalo/kg/ngày
3. Chất béo: nên ăn giảm chất béo (20-25 g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Đặc biệt nên tránh quan niệm ăn thận bổ thận vì trong thận có chứa nhiều cholesterol.
Nên chế biến các thức ăn hấp, luộc, hạn chế xào, quay, rán,…
4. Các vitamin, muối khoáng và nước:
- Lượng nước trong chế độ ăn và uống hằng ngày gần bằng lượng nước tiểu + 500 ml
- Ăn nhạt, bớt muối, mì chính
- Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, beta carotene, vitamin A,…
***Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù