Tóm tắt:
Nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (tPSA) trong huyết thanh và một số yếu tố liên quan đến nồng độ tPSA được nghiên cứu trên 99 bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) không có tiền sử hay triệu chứng viêm tuyến tiền liệt và được phẫu thuật (97 cắt nội soi, 2 mổ mở) tại. PSA được xét nghiệm trước mọi thăm khám (trừ thông bàng quang), mảnh cắt UPĐLTTTL xác định tổn thương mô bệnh học. Nồng độ PSA được mô tả, tính tương quan với trọng lượng UPĐLTTTL, triệu chứng đường tiểu dưới, thông bàng quang, viêm mô tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL). Kết quả thu được cho thấy có 89 bệnh nhân (91%) có viêm mô TSLTTTL; 39% bệnh nhân tPSA<4ng/ml, 35% = 4-10ng/ml, 26% >10ng/ml. Nồng độ tPSA cao hơn có ý nghĩa ở những bệnh nhân có thông bàng quang và những bệnh nhân có viêm mô TSLTTTL. Kết qủ nhgiên cứu cho thấy viêm tiềm tàng mô TSLTTTL rất hay gặp trên những bệnh nhân UPĐLTTTL có triệu chứng đường tiểu dưới; nồng độ PSA huyết thanh cao hơn bình thường có liên quan tới tình trạng viêm này. Trong chẩn đoán và điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt cần nghĩ đến viêm mô TSLTTTL không có triệu chứng, cần loại trừ những trường hợp PSA cao do viêm mô TSLTTTL tiềm tàng trước khi trước khi sử dụng PSA để sàng lọc ung thư TTL.
Summary:
To determine total serum prostatic specific antigen (tPSA) and some relative factors in patients with symptomatic benign prostatic hyperplasia (BPH). 99 consecutive patients diagnosed with BPH, but no history or symptoms of prostatitis were scheduled for prostate surgery (97 TURP, 2 open surgery). tPSA was assayed before any clinical examination (except urethral vesical catheterization), resected prostatic tissue were colleted for histological examinations. Correlations were calculated between the PSA and lower urynary tract symptom, urethral catheterization and histological prostatic inflamtion. The result show that: Inflamation was identified in 89 patients (91%), prostatic tissue infected in 72 patients (73%), 39% PSA<4ng/ml, 35%=4-10ng/ml, 26%>10ng/ml. tPSA correlated with histological prostatic inflamtion. Conclusion:
Asymptomatic inflammatory prostatitis (AIP) was common finding in symptomatic BPH patients. |
|
The hight PSA levels significally corrylated with AIP. It should be taken into account that AIP might elevate serum PSA levels.
ĐẶT VẤN ĐỀ
PSA được coi là một dấu hiệu quan trọng trong sàng lọc ung thư TTL [4]. Tuy vậy, ngoài ung thư TTL còn có nhiều nguyên nhân khác cũng làm cho PSA tăng trong huyết thanh như phì đại lành tính tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt,…. Đặc biệt viêm TTL thể không có triệu chứng phối hợp với UPĐLTTTL là một nguyên nhân làm tăng đáng kể số bệnh nhân sinh thiết TTL một cách không cần thiết [6,7]. Nghiên cứu này xác định nồng độ PSA và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ PSA huyết thanh ở những bệnh nhân UPĐLTTTL có chỉ định phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu: là những bệnh nhân UPĐLTTTL được chỉ định cắt nội soi với các tiêu chuẩn: không có tiền sử viêm TTL, ung thư TTL hoặc tiền sử phẫu thuật TTL, Không có triệu chứng viêm TTL trên lâm sàng. Loại trừ bệnh nhân chẩn đoán mô bệnh học sau mổ là ung thư TTL, nước tiểu trước mổ có vi khuẩn
Phương pháp nghiên cứu:
99 bệnh nhân UPĐLTTTL liên tiếp nhau được chỉ định phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều được đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện, trọng lượng UPĐLTTTL bằng siêu âm, tổn thương mô bệnh học UPĐLTTTL. Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí và bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 7 năm 2004. Kết quả được phân tích bằng chương trình Epi 6.0.
KẾT QUẢ
Tổng số có 99 bệnh nhân, 97 cắt nội soi, 2 mổ mở tại bệnh viện VNTĐ Uông bí.
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và viêm mô TSLTTTL |
Bảng 3.1: Viêm mô TSLTTTL theo tuổi
|
Viêm mô TSLTTTL
(n)
|
Có
|
Không
|
Tuổi
|
46-50
51-60
61-70
71-80
>80
|
1
7
28
46
6
|
0
1
5
1
1
|
Tổng số (%)
|
88(91)
|
8(9)
|
|
|
|
|
-Tuổi bệnh nhân: cao nhất: 90, thấp nhất: 46, trung bình: 71, hay gặp nhất: 71 tuổi;
-Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn và viêm mô TSLTTTL tăng dần theo tuổi một cách có ý nghĩa thống kê với p=0,026, p=0,029.
3.2.Nồng độ PSA huyết thanh
Nồng độ PSA: 9,96± 15ng/ml, cao nhất là 99ng/ml, thấp nhất là 0,7ng/ml, hay gặp nhất là 6,0ng/ml; có 39% bệnh nhân tPSA<4ng/ml, 35% = 4-10ng/ml, 26% >10ng/ml.
3.3.PSA huyết thanh và thông bàng quang
Bảng 3.2: Nồng độ PSA và thông bàng quang
|
Có T BQ
|
Không TBQ
|
Số BN
|
%
|
Số BN
|
%
|
Nồng độ
PSA
|
<4
4-10
>10
|
11
|
13
|
23
|
26
|
16
|
18
|
15
|
17
|
15
|
17
|
7
|
9
|
Tổng số
|
42
|
48
|
45
|
52
|
|
P = 0,02
|
3.4.PSA và trọng lượng UPĐLTTTL
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo PSA và trọng lượng UPĐLTTTL
|
Trọng lượng u trên siêu âm
|
<30
|
30-50
|
>50
|
Nồng độ
PSA
|
<4
4-10
>10
|
12
8
4
|
13
14
4
|
9
9
13
|
|
|
Tổng số
|
24
|
31
|
31
|
p
|
P = 0,049
|
3.5. Nồng độ PSA và viêm mô quá sản lành tính TTL
Bảng 3.4: PSA và viêm mô TSLTTTL
|
Viêm mô TSLTTTL
|
Có
(n)
|
Không
(n)
|
Tổng
(n)
|
Nồng độ
PSA
|
<4
4-10
>10
|
28
29
20
|
6
0
1
|
34
29
21
|
Tổng số
|
77
|
7
|
84
|
|
p = 0,031
|
|
|
|
|
|
Nhận xét: So sánh giữa 2 nhóm có và không viêm mô TSLTTTL: số bệnh nhân có PSA từ 4ng/ml trở lên ở nhóm có viêm (49/77) chiếm 64%, cao hơn hẳn nhóm không viêm (1/7) chỉ chiếm 14%; sự khác nhau này có ý nghĩa.
BÀN LUẬN
1.Viêm mô TSLTTTL và UPĐLTTTL:
Viêm TTL tiềm tàng không có triệu chứng, hay là viêm TTL loại IV (theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới ), phối hợp trong bệnh cảnh UPĐLTTTL đã được một số tác giả nước ngoài ghi nhận [5]; trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ viêm mô TSLTTTL là khá cao: 88/ 96 bệnh nhân (91%) có viêm mô TSLTTTL; tỷ lệ bệnh nhân bị viêm mô TSLTTTL tăng dần theo tuổi một cách có ý nghĩa thống kê (bảng 3.1).
2. Nồng độ PSAvà một số yếu tố liên quan:
Nồng độ PSA: 9,96± 15ng/ml, cao nhất là 99ng/ml, thấp nhất là 0,7ng/ml, hay gặp nhất là 6,0ng/ml. Có 39% bệnh nhân PSA £ 4ng/ml, 35% bệnh nhân PSA ở trong khoảng 4 đến 10ng/ml, 26% >10ng/ml; nồng độ PSA cao nhất là 99ng/ml, thấp nhất là 0,7ng/ml hay gặp nhất là 6,0ng/ml, trung bình: 9,96ng/ml. Như vậy nồng độ PSA trong 61% bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nồng độ PSA bình thường của người Việt Nam [1]. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới, không bệnh nhân nào có tổn thương ung thư TTL. Xét các nguyên nhân làm PSA tăng có thể thấy như sau:
2.1. PSA với trọng lượng UPĐLTTTL: PSA tương quan với trọng lượnng u được đo trên siêu |
âm, p = 0,049 (bảng 3.3). PSA liên quan tới trọng lượng UPĐLTTTL đo trên siêu âm đã được nhiều nghiên cứu khẳng định; giá trị này còn đượcc sử dụng để xác định tỷ trọng nồng độ PSA/trọng lượng u TTL(PSA density), ở người Việt Nam nếu tỷ trọng này cao hơn 1 là đượcc khuyến cáo nên làm sinh thiết TTL [1]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả giống nhiều nghiên cứu khác.
2.2. PSA và thông bàng quang: kết quả bảng 3.2 cho thấy nhóm có thông bàng quang nồng độ PSA=7± 10ng/ml, số bệnh nhân có PSA <4ng/ml chỉ chiếm 13%, trong khi đó nhóm không thông bàng quang nồng độ PSA=13±18ng/ml, số bệnh nhân có nồng độ PSA dưới 4ng/ml chiếm tới 26%. Sự khác biệt giữa nồng độ PSA giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với thông báo của nhiều nghiên cứu nồng độ PSA tăng khi thăm TTL, thông đái, soi bàng quang...[5,6]
2.3. PSA với viêm TTL: PSA tăng nhiều trong những bệnh nhân có thông bàng quang, nhưng ngay cả những trờng hợp không thông bàng quang thì cũng có tới 22/45 bệnh nhân (49%) nồng độ tPSA cao hơn 4ng/ml, và 7/45 bệnh nhân (16%) tPSA cao hơn 10ng/ml (bảng 3.4). Những bệnh nhân này có viêm mô TSLTTTL. Viêm TTL làm tăng PSA huyết thanh đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận; trước hết là viêm TTL cấp tính, còn viêm TTL tiềm tàng thì kết quả có khác nhau.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Thị Khánh Hỷ (2003), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của u phì đại lành tính tuyến tiền liệt và đánh giá vai trò của PSA huyết thanh trong chẩn đoán và tiên lợng bệnh”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đaị học Y Hà Nội.
2. Guercio S, Terron C, Tarabuzzi R (2004), “PSA decrease after levofloxacin therapy in patients with histological prostatitis”, Arch Ital Urol Androl, Dec 76(4): 154-158.
3. Hu Y, Shang X, Li H (2004), “Effect of inflamatory chronic pelvic pain syndrome on the levels of prostatic specific antigen”, Zhonghua Nan Ke Xu, Dec 10(12): 907-908.
4. Lang.H Paul, Debruyne.MJ (1994), “Early detection and management of prostate cancer”, IX th Congres of the European Association of Urology, Berlin.
|
|
Brawar MK, Hasui Y thấy viêm TTL tiềm tàng được phát hiện qua sinh thiết TTL có vẻ như không liên quan tới nồng độ PSA huyết thanh; Irani và cộng sự thấy viêm TTL tiềm tàng chỉ liên quan tới PSA khi viêm phá huỷ các tế bào biểu mô tuyến; Nickel J C lại thấy viêm TTL tiềm tàng không liên quan gì với nồng độ PSA huyết thanh [5]. Ngược lại nhiều tác giả khác lại công bố những kết quả khác; Potts JM thấy viêm TTL tiềm tàng làm tăng nồng độ PSA huyết thanh, việc sàng lọc viêm TTL tiềm tàng ở những bệnh nhân có nồng độ PSA cao đã loại bỏ nhiều trường hợp sinh thiết TTL một cách không cần thiết, nâng giá trị chẩn đoán dương tính của PSA trong ung thư TTL từ 37% lên 51% [6]. Tương tự, Guercio.S thấy 20 ngày điều trị bằng levofloxacin đã làm nồng độ PSA giảm hơn một nửa ở những bệnh nhân viêm TTL loại IV [2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 91% bệnh nhân có viêm mô TSLTTTL; tỷ lệ viêm mô TSLTTTL tương quan có ý nghĩa thống kê với nồng độ PSA, p = 0,031.
KẾT LUẬN
Nồng độ PSA huyết thanh trên bệnh nhân UPĐLTTTL có chỉ định phẫu thuật cao hơn mức bình thường là khá phổ biến (61%). Một nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng này là do viêm tiềm tàng mô TSLTTTL. Trong chẩn đoán và điều trị UPĐLTTTL, đặc biệt là trong sàng lọc ung thư TTL cần nghĩ tới viêm tiềm tàng mô TSLTTTL.
5. Nickel J.C, Downey J, Young I and Boag S (1999), “ Asymtomatic inflamation and/or infection in benign prostatic hyperplasia”, British Journal of urology,84: 976-981.
6. Potts,-J-M (2000 Nov), “Prospective identification of National Institutes of Health category IV prostatitis in men with elevated prostate specific antigen”,J-Urol, 164(5): 1550-1553.
7. Stancik I, Luftenegger W, Klipfinger M (2004), “Effect of NIH-IV prostatitis on free anf free-to-total PSA”, Eur Urol, Dec 46(6): 760-764.
|