Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 35
  • Tổng truy cập: 23.212.992
Làm thế nào để hạn chế nguy cơ, biến chứng do cơn thiếu máu não thoáng qua?
Cập nhật: 22/03/2022
Lượt xem: 3.577

Cơn thiếu máu não thoáng qua thực chất là cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh. Thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt. 
 
Do cơn thiếu máu não chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khả năng vận động của cơ thể có thể sớm trở lại bình thường, nên bệnh nhân rất dễ bỏ qua hoặc tin rằng không có vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên, thiếu máu thoáng qua cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan.


1. Tổng quan về thiếu máu não thoáng qua 
Đột quỵ não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng liên quan tới thiếu máu não cục bộ. Cơn thiếu máu não thoáng qua  hiện nay được hiểu là đợt cấp rối loạn chức năng thần kinh do thiếu máu não cục bộ tạm thời, không kết hợp với nhồi máu não lâu dài, lâm sàng cơn thiếu máu thoáng qua không quá một giờ, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn.     

Trước kia mọi người đều cho rằng cơn thiếu máu thoáng qua các triệu chứng thần kinh cục bộ kéo dài trong 24 giờ. Sự tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh đã ghi nhận nhiều trường hợp là đột quỵ nhẹ có triệu chứng thoáng qua trong thời gian 24 giờ hơn là cơn thiếu máu thoáng qua thật sự.

Làm thế nào để hạn chế biến chứng do cơn thiếu máu não thoáng qua? - Ảnh 1.

Không được chủ quan bởi các cơn thiếu máu não là rất nguy hiểm

2. Biến chứng thường gặp do thiếu máu não
Trên thực tế, thiếu máu não là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đặc biệt, cứ 4 người bị tai biến thì có 1 người mắc thiếu máu lên não. 
 
Não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy, do nó cần đến 20% lượng oxy của toàn cơ thể. Nếu 10 giây liên tục không được cung cấp máu, mô não bắt đầu có những rối loạn. Nếu tình trạng này kéo dài đến 4 phút thì các tế bào thần kinh đã bị hủy hoại mà không thể phục hồi lại được.
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu không được máu cung cấp dưỡng khí trong 3 - 4 phút, các tế bào thần kinh bị hủy hoại không phục hồi lại được. Vì thế, thiếu máu não nhẹ thoáng qua sẽ nhức đầu, hoa mắt, xây xẩm chóng mặt, đi đứng không vững...Nặng hơn có thể gây tình trạng mất ý thức, mất trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng, da xanh, sợ lạnh,…
 
Thiếu máu não kéo dài làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não với nhiều di chứng nặng nề: đột tử, liệt nửa người,… rất nguy hiểm.
 
Tuy nhiên, do tình trạng thiếu máu não chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khả năng vận động của cơ thể có thể sớm trở lại bình thường, nên bệnh nhân rất dễ bỏ qua hoặc tin rằng không có vấn đề gì quan trọng. Chính vì thế, chủ quan với các cơn thiếu máu não là rất nguy hiểm bởi đó là nguyên nhân tiềm ẩn gây thiếu máu não đang tồn tại.
 
Theo các chuyên gia thần kinh, tác nhân trực tiếp gây nên cơn thiếu máu não là do mảng xơ vữa hay cục máu đông làm hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. Do các triệu chứng tai biến thiếu máu não thoáng qua chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên bệnh nhân thường không để ý và chủ quan không đi khám bệnh. Do vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu não sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não, tim và tăng tỷ lệ tử vong. 
 
3. Để hạn chế nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua
Để giảm thiểu nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua thì cần phải tìm hiểu rõ cách phòng tránh bệnh này. Cần thay đổi chế độ sinh hoạt: tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30 phút/ngày, tránh stress, áp lực công việc.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là cá để cung cấp đủ omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn nhiều thịt, mỡ, nội tạng động vật do làm tăng hàm lượng choresterol trong cơ thể – nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu.

Kết hợp với tập luyện thể thao, luyện thở để giảm bớt sự hẹp lòng mạch. Giảm nguy cơ thiếu máu lên não cũng như các bệnh tim mạch liên quan như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là vào mùa đông.

Ngoài ra, cần chú ý đến cảm xúc, cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Tránh hoạt động mạnh và cảm xúc mạnh.

Đặc biệt, người bệnh thiếu máu não thoáng qua không nên quên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các chứng bệnh.

Làm thế nào để hạn chế biến chứng do cơn thiếu máu não thoáng qua? - Ảnh 3.Hình ảnh thiếu máu não do tắc hẹp mạch cảnh

4. Xử trí cơn thiếu máu não thoáng qua và lời khuyên của thầy thuốc
Nếu thấy có biểu hiện có cơn thiếu máu não thoáng qua thể nhẹ như choáng nhẹ, mất thăng bằng,… khi đó cần ngồi xuống giường, hoặc sàn nhà ở một mặt phẳng thông thoáng. Tiếp theo là cởi bớt quần áo; nới lỏng cà vạt, thắt lưng, để đầu thấp để máu lưu thông lên não được dễ dàng.
 
Sau khi các biểu hiện choáng nhẹ đỡ dần, tỉnh táo người bệnh uống nước, sữa, ăn cháo loãng. Rồi nằm nghỉ ngơi yên tĩnh giúp hồi phục sau đó cần tới cơ sở y tế để khám và được tư vẫn cụ thể. Vì đây thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ thật sự sẽ xảy ra ngay sau đó, do vậy cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, trước khi mọi việc trở nên quá muộn.
 
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu máu não thoáng qua thường gặp ở đối tượng từ 60 tuổi trở lên. Nhưng những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trường hợp bị thiếu máu não chỉ ở tuổi 35, thậm chí còn trẻ hơn. Chính vì thế, ngay cả người trẻ tuổi khi có các biểu hiện nghi ngờ cũng cần phải được thăm khám và điều trị.
 
Để phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua và biến chứng mọi người cần khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát chỉ số huyết áp, kiểm soát cân nặng không để tình trạng thừa cân béo phì, kiểm soát lượng cholesterol, nếu có bệnh tim mạch, tiểu đường nên đi khám và uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống

 
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK