Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 75
  • Tổng truy cập: 23.835.876
Thực đơn mẫu cho trẻ 4 tuổi có hội chứng thận hư
Cập nhật: 13/10/2023
Lượt xem: 1.622
Hội chứng thận hư không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc hội chứng này. Tại Việt Nam, trẻ trong từ 2 đến 8 tuổi mắc bệnh hội chứng thận hư là phổ biến nhất.

Triệu trứng chủ yếu là phù, tăng protein niệu, giảm protein máu, giảm albumin máu và tăng lipid trong nước tiểu, trong máu.

Đối với trẻ em mắc hội chứng thận hư thường là dạng đơn thuần. Đây là bệnh lý mạn tính bắt buộc phải sử dụng thuốc kéo dài theo phác đồ. Đồng thời, kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày phù hợp để cân bằng dưỡng chất, tránh gây rối loạn điện giải và khiến trẻ suy dinh dưỡng. 

Vậy, trẻ em 4 tuổi có hội chứng thận hư thì cần ăn uống như thế nào?

- Năng lượng 1.600 kcal/ngày
- Tăng đạm để bù vào lượng đã mất qua nước tiểu khoảng 1,5 – 3g/kg cân nặng/ngày (ưu tiên đạm nguồn động vật > 50% tổng số) tương đương 45g
- Giảm chất béo, ăn khoảng 27 – 35g/ngày
- Cholesterol < 200mg/ngày
- Thực phẩm giàu vitamin A, C, selen…
- Hạn chế nước uống khi có phù. Thể tích nước uống hàng ngày = Thể tích nước tiểu 24h + Thể tích dịch mất bất thường + 35- 45 ml/kg cân nặng
- Cần theo dõi nước tiểu 24h hàng ngày
- Ăn nhạt khoảng 3gam/ngày
- Hạn chế kali nếu có tăng kali máu

* Thực phẩm nên dùng
- Tôm, cua, thịt, cá, trứng sữa…
- Đậu đỗ, mỳ gạo, miến, khoai củ…
- Dầu oliu, bơ, dầu thực vật
- Ăn đa dạng thực phẩm, các loại quả ngọt: táo, thanh long, nho ngọt
- Chế biến dưới dạng hấp luộc
- Không thêm mắm, muối, mì chính, hạt nêm trong quá trình ướp, chế biến món ăn mà thay bằng 10 – 15 ml nước mắm chia đều các bữa
- Uống sữa ít béo, ít đường

Trẻ có hội chứng thận hư nên uống sữa ít béo, ít đường (Hình ảnh minh họa)

* Thực phẩm hạn chế
- Thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, nước ngọt có ga, xúc xích, snack…
- Thịt nhiều mỡ, trứng 1-2 quả/tuần
- Thức ăn nhiều muối: thịt hộp, cá hộp, giò, chả, pate, xúc xích, dưa muối, cà muối, mì chính…
- Các loại nước, lá rễ cây gây quá tải cho thận
- Kiểm tra lượng muối trên sản phẩm trước khi mua cho trẻ

* Thực phẩm không nên ăn
- Phủ tạng động vật: thận, tim, gan, óc, ruột, dạ dày… da gà, da vịt, mỡ, bơ

* Thực đơn mẫu trong 1 ngày
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK