Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 37
  • Tổng truy cập: 17.173.589
Kali - Thực phẩm tốt cho tim mạch và tiêu hóa
Cập nhật: 02/02/2023
Lượt xem: 1.454
Kali là gì?
- Kali là một khoáng chất dinh dưỡng đa lượng (cơ thể cần với số lượng nhiều). Trong cơ thể, kali chủ yếu hấp thu tại ruột non, số ít kali được hấp thu chủ động tại ruột già.
- Kali thải qua nước tiểu và đại tràng (số lượng ít).
- Trong thực phẩm, kali có nhiều trong các loại rau xanh (bina), củ quả (khoai tây), trái cây (chuối, dưa, bơ, kiwi…), các loại đậu, trái cây khô. Cách chế biến thực phẩm có thể làm giảm lượng kali và tăng lượng natri.
- Nồng độ kali máu cao giúp cơ thể tiết ra nhiều insulin kích thích đưa kali vào trong tế bào. Điều này giúp kích thích tiết insunlin điều hòa đường huyết ở những người đái tháo đường.
- Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrat.
- Tham gia tổng hợp protein trong tế bào

Có nhiều nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng khẩu phần ăn thiếu hụt kali có liên quan mật thiết đến tăng huyết áp và việc điều chỉnh kali thích hợp sẽ tác động tích cực lên căn bệnh này.

- Tình huống hạ kali thường gặp khi bị rối loạn điện giải, tiểu đường, mất nước, ói hoặc tiêu chảy kéo dài trong khi tăng kali chủ yếu do sử dụng kali quá liều. Một số triệu chứng thường thấy khi tăng kali máu là nhịp tim nhanh, hồi hộp, yếu cơ.

Nhu cầu Kali khuyến nghị hàng ngày sau đây được sử dụng cho người khỏe mạnh. Các đối tượng có rối loạn điện giải, bệnh nhân đang nằm viện thì lượng kali đưa vào cơ thể phải dựa trên các xét nghiệm ion đồ và cân nặng vì nồng độ kali trong cơ thể luôn phải duy trì nghiêm ngặt trong mức an toàn.

 

Ai nên bổ sung hoặc hạn chế sử dụng kali?
Tất cả những người khỏe mạnh nên ăn đủ nhu cầu kali hàng ngày. Bổ sung kali từ thực phẩm có nhiều lợi ích hơn bổ sung kali đơn độc. Các trường hợp bệnh lý sau là các đối tượng có khả năng thiếu kali và buộc phải bổ sung thêm kali vào khẩu phần ăn hàng ngày để đủ nhu cầu:

- Tăng huyết áp
- Bệnh tim mạch
- Cường aldosterol
- Thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn, ít rau củ và trái cây

Ngoài ra, kali được thải chủ yếu qua nước tiểu. Vì vậy, người có chức năng thận suy giảm (suy thận…) nên hạn chế lượng kali nạp vào hàng ngày bằng cách cắt nhỏ rau xanh và rửa kỹ trước khi chế biến hoặc ăn, khi xét nghiệm kali máu ≥ 5,6 mmol/l thì chế độ ăn nên bỏ hẳn rau xanh và quả chín.

Thực phẩm nhiều Kali


Trên đây là những chia sẻ về khoáng chất đa lượng cần thiết cho cơ thể – kali. Để đảm bảo sức khỏe toàn diện, nên bổ sung đầy đủ thực phẩm có chứa kali vào trong chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn giàu rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp đầy đủ chất xơ, các loại vitamin thiết yếu mà còn cung cấp kali hỗ trợ các quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra trơn tru.
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK