wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 61
  • Tổng truy cập: 16.684.084
Điều lệ hoạt động bệnh viện
Cập nhật: 27/11/2017
Lượt xem: 4.281
       Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí là bệnh viện đa khoa trung ương khu vực Hạng I, trực thuộc Bộ Y tế do Chính phủ và nhân dân Thụy Điển viện trợ xây dựng năm 1976.Khánh thành ngày 17/3/1981, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, có trụ làm việc tại TP. Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.

ĐIỀU LỆ 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA 
Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí

(Ban hành kèm theo Quyết định số 572/QĐ-BYT ngày 08 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều lệ này quy định những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí.
Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đa khoa trung ương khu vực Hạng I, trực thuộc Bộ Y tế  do Chính phủ và nhân dân Thụy Điển viện trợ xây dựng năm 1976.Khánh thành ngày 17/3/1981, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, có trụ làm việc tại TP. Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. 
1. Tên Bệnh viện:
a)     Tên tiếng Việt:           Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí
b)     Tên tiếng Anh:            Vietnam- Sweden Hospital, Uongbi
c)     Tên tiếng Anh viết tắt:           UBGH
2.      Trụ Sở:
a)      Đường Tuệ Tĩnh, P. Thanh Sơn, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
b)      Điện thoại:                          84-0333 854 038
c)      Fax:                                    84-0333 854 190
d)      Website:                             http://www.vsh. org.vn  

Điều 2. Tổ chức Đảng và đoàn thể trong Bệnh viện:
1.Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Bệnh viện là lãnh đạo các hoạt động của bệnh viện theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở chỉ thị, nghị quyết, điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước.
2.Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong Bệnh viện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức đó. Các tổ chức này có trách nhiệm phối hợp cùng với Ban Giám đốc để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bệnh viện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp đã được xác định trong Điều lệ và chịu sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội của Thành uỷ  Uôgn Bí và của Bộ Y tế.

 
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỆNH VIỆN


 
Điều 3. Chức năng: Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, đảm nhiệm nhiệm vụ bệnh viện vùng, có chức năng sau:

1.Khám, chữa bệnh,  phòng bệnh và pục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ở tuyến cao nhất.
2.Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công.
3.Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.

Điều 4. Nhiệm vụ
Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân thuộc các tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ở tuyến cao nhất.
a) Khám, cấp cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân các tỉnh, khu vực được phân công.
b) Khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn với người nước ngoài.
c) Khám, chữa bệnh và khám sức khỏe cho người nước ngoài 
d) Phục hồi chức năng, tư vấn y tế cho các đối tượng có nhu cầu.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi có sự phân công của Bộ Y tế.
2.Đào tạo cán bộ: 
Bệnh viện đã thành lập Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến
a) Bệnh viện là cơ sở thực hành của các trường Đại học trung học Y, Dược
b) Tham gia Đào tạo cán bộ Y tế ở bậc sau đại học, đại học, trung học
c) Tham gia đào tạo lại cán bộ  trong khu vực được phân công về chuyên môn 
và quản lý Bệnh viện, đặc biệt là công tác điều dưỡng trong bệnh viện.
d) Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức 
         trong bệnh viện
đ) Nhận các thực tập sinh nước ngaoif đến học tập, nghiên cứu tại bệnh viện.
3. Nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu phục vụ công tác khám chữa bệnh,, 
phòng bệnh và phục hồi chức năng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
b) Tổ chức các hội nghị khoa học cấp bệnh viện trong khu vực tại bệnh viện.
c) Tổ chức các chương trình hợp tác, nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước 
          và ngoài nước theo sự phân công.
4. Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật:
a)      Chỉ đạo một số chuyên khoa cho tuyến trước trong khu vực được Bộ Y tế 
          giao.
b)     Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước 
c)     Theo dõi , giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân 
         công.
d)     Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế.
đ)     Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền 
         thông giáo dục sức khỏe
e)     Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
6.      Hợp tác quốc tế:
a)      Chủ động khai thác, thiết lập trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về 
         khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với 
         các cơ sở khám chữa bệnh, xây dựng các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết  
         với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp 
         luật 
b)     Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với 
         với bệnh viện; Cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước 
         ngoài; Nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao 
         đổi kinh nghiệm học tập tại bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm 
         vi hoạt động của bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế 
c)     Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi  
          của bệnh viện quản lý theo quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo 
          quốc tế tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ. Việc ký kết hợp tác với 
          nước ngoài, bệnh viện tuân thủ theo quy định của pháp luật. 

7.    Quản lý bệnh viện:
a)     Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện: Nhân lực, Tài 
         chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.
b)    Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chi thu ngân 
       sách của bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu theo quy định mới của 
       Nhà nước.
c)     Tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.
Điều 5. 
        Bệnh viện  được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền 
         hạn được giao theo phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế và  
         trước pháp luật về hoạt động của mình.
Điều 6. Đối tượng phục vụ của Bệnh viện.
1.      Bệnh nhân do  tuyến trước chuyển đến.
2.      Bệnh nhân trong khu vực được phân công hoặc ngoài khu vực nhưng có nhu 
         cầu
3.      Bệnh nhân là người nước ngoài.
4.      Các đối tượng đến học tập và  nghiên cứu khoa học...
 
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA BỆNH VIỆN

 
Điều 7. Quy mô giường bệnh được điều chỉnh theo nhu cầu thực tế và được Bộ trưởng Bộ Y tế giao hàng năm.
Điều 8. Lãnh đạo Bệnh viện có giám đốc và các phó giám đốc
1.      Giám đốc và các phó giám đốc Bệnh viện do Bộ Trưởng, Bộ Y tế bổ nhiệm, 
          miễn nhiệm theo quy trình, thủ tục của Bộ Y tế.
2.      Giám đốc Bệnh viện chịu trách nhiệm trước Bộ Trưởng và trước pháp luật về 
         toàn bộ hoạt động của bệnh viện.
3.      Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc một số công việc được phân công và chịu 
         trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được phân công.
Điều 9. Các hội đồng trong Bệnh viện
1.      Bệnh viện được phép thành lập Các hội đồng để phục vụ nhiệm vụ chính trị 
          theo quy định, quy chế, pháp luật của Nhà nước.
a)      Hội đồng Khoa học- Công nghệ
b)      Hội đồng Thuốc và Điều trị
c)      Các Hội đồng Khác được thành lập theo nhu cầu thực tế
2.      Hoạt động của các hội đồng thực hiện theo quy định hiện hành
Điều 10. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện
A.     Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc Bệnh viện.
B.     Các phòng chức năng 06 phòng:
1.      Phòng Kế hoạch tổng hợp
2.      Phòng Tổ chức cán bộ
3.      Phòng Điều dưỡng
4.      Phòng Tài chính - Kế toán
5.      Phòng Kỹ thuật -Vật tư 
6.      Phòng Hành chính

C.     Các Khoa lâm sàng ( 32 khoa)
1.      Khoa Khám bệnh
2.      Khoa Cấp cứu
3.      Khoa Hồi sức tích cực
4.      Khoa Phẫu thuật
5.      Khoa Nội Tim mạch
6.      Khoa Nội  Tổng hợp
7.      Khoa Nội Hô hấp
8.      Khoa Nội Cơ Xương Khớp
9.      Khoa Nội Tiêu hóa
10.    Khoa Nội Nội tiết
11.    Khoa Nội Thận -Tiết niệu- Lọc máu
12.    Khoa Huyết học lâm sàng
13.    Khoa Truyền Nhiễm
14.    Khoa Da liễu
15.    Khoa Bệnh nghề nghiệp
16.    Khoa Y học cổ truyền
17.    Khoa Sơ sinh
18.    Khoa Nhi 
19.    Khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức
20.    Khoa Ngoại Tiêu hóa – Tổng hợp
21.    Khoa Ngoại Chấn thương, chỉnh hình, Bỏng
22.     Khoa Thần kinh
23.    Khoa Ngoại Thận - Tiết Niệu
24.    Khoa Ngoại Tim mạch
25.    Khoa Ung bướu
26.    Khoa Phụ Sản 13. Khoa  khoa
27.    Khoa Phụ-Sản yêu cầu
28.    Khoa Tai – Mũi – Họng
29.   Khoa Răng – Hàm – Mặt
30.    Khoa Mắt
31.    Khoa Ung Bướu
32.    Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
33.    Khoa Khoa điều trị theo yêu cầu
D.    Các Khoa Cận Lâm sàng
1.      Khoa Huyết học truyền máu
2.      Khoa Hóa sinh 
3.      Khoa Vi sinh 
4.      Khoa Giải phẫu bệnh
5.      Khoa Chẩn đoán hình ảnh
6.      Khoa thăm dò chức năng- Nội soi
7.      Khoa Dược
9.     Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
10.    Khoa Dinh dưỡng
Các khoa, phòng khác: Sẽ được Bộ trưởng, bộ y tế quyết định thành lập khi có nhu cầu theo đề nghị của  Giám đốc Bệnh viện.
Đ. Các Trung tâm
1.      Trung tâm Đào tạo-NCKH và chỉ đạo tuyến
Điều 11. 
Viên chức của Bệnh viện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch theo nhu cầu, nhiệm vụ của Bệnh viện trên cơ sở quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức.
Điều 12. 
Viên chức của Bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngạch viên chức, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao; phải tôn trọng người bệnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người bệnh và có trách nhiệm tham gia các hoạt động chung của Bệnh viện; không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 13.
Viên chức của Bệnh viện có quyền được bảo đảm các điều kiện cho hoạt động nghề nghiệp được bố trí làm công tác chuyên môn theo khả năng và chuyên khoa của mình, được lựa chọn phương pháp điều trị bênh nhân, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được thi nâng ngạch khi có đủ điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật; được pháp luật baqro vệ khi thực thi nhiệm vụ và chức trách của mình. Nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn, viên chức của bệnh viện được xét tặng các danh hiệu và hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 
CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA BỆNH VIỆN

 
Điều 14. 
1.      Bệnh viện là đơn vị dự toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, quản lý tài chính độc lập, có tài khoản riêng. Bệnh viện có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn kinh phí, thực hiện các quy định của Nhà nước về tài chính, kế toán. 
Khi chuyển đổi cơ chế quản lý quản lý thì phải được phép của Bộ Y tế và thực hiện đúng những quy định của pháp luật

Điều 15. Nguồn thu của bệnh viện gồm:
1.      Ngân sách Nhà nước cấp 
2.      Nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm y tế, các loại phí dịch vụ khám, chữa bệnh
3.    Các nguồn thu từ dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, sản xuất thuốc hợp tác mang lại và các  hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.    Các nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu khác được Nhà nước cho phép.
5.    Các khoản thu khác ( nếu có) theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Khoản chi của bệnh viện gồm:
1.      Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ 
2.      Lương và các khoản phụ cấp, BHXH...
3.      Chi thường xuyên 
4.      Chi thi đua khen thưởng
5.      Chi xây dựng, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế.
6.      Chi đào tạo và nghiên cứu khoa học
7.      Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Điều 17. Quản lý tài sản, trang thiết bị và xây dựng cơ bản.
1.      Tổ chức kiểm kê tài sản theo quy định hằng năm. Tài sản, thiết bị và kinh phí đầu tư từ bất kỳ nguồn nào đều phải được quản lý, sử dụng đúng quy định về chế độ quản lý tài chính và tài sản.
2.      Thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. Tiền khấu hao và thanh lý được theo dõi và hạch toán theo chế độ quy định
3.      Theo dõi tình hình tài sản thiếu, thừa, hư hỏng để thanh lý hoặc điều động theo quy định của Nhà nước. Lập kế hoạch định kỳ bảo trì, bảo dưỡng.
4.     Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản đều phải xây dựng thành Đề án và tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Điều 18. Quản lý các nguồn thu, chi Tài chính 
1.      Hàng năm bện h viện phải lập dự toán thu, chi theo dõi từng nguồn kinh phí để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
2.      Quyết toán từng quý, năm với Bộ Y tế theo quy định
3.      Thực hiện tồn quỹ theo quy định
4.      Hàng tháng có thuyết minh và phân tích tình hình thu, chi
5.      Công khai tài chính theo quy định 

 
CHƯƠNG V
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VỚI CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ
TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH Y TẾ 

 
Điều 19. 
 Bệnh viện chịu sự quản lý toàn diện của Bộ trưởng Bộ Y tế và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

Điều 20. 
Bệnh viện là cơ quan chỉ đạo cao nhất về chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến trước trong khu vực được phân công. Bệnh viện hợp tác với các cơ quan, các đơn vị , các cá nhân trong và ngoài ngành y tế, từ trung ương đến địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.  Bệnh viện có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuân lợi cho giáo viên, học sinh các trường đào tạo y tế đến công tác, học tập.
Điều 21. 
Bệnh viện chủ động hợp tác với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài  về  lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật được quy định trong chức năng, nhiệm vụ và phải thực hiện theo  đúng  quy định của pháp luật.
Điều 22. 
Bệnh viện chịu trách nhiệm quản lý lãnh thổ của UBND TP. Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo  đúng  quy định của pháp luật.và có trách nhiệm chủ động phối hợp với địa phương, với các tổ chức xã hội để thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

 
CHƯƠNG VI
CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA

 
Điều 23. 
Bệnh viện tổ chức việc tự kiểm tra, giám sát theo phân cấp và theo  đúng  quy định của pháp luật.
Bệnh viện chịu  trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Y tế và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 
CHƯƠNGVII
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM


 
Điều 24. 
Các tập thể, cá nhân của Bệnh viện thực hiện tốt Điều lệ này, có nhiều thành tích đóng góp cho bệnh viện sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 25. 
   Các tổ chức, cá nhân của bệnh viện làm trái với quy định của Điều lệ này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà những người đứng đầu đơn vị, tổ chức, cá nhân đó sẽ bị xử lý  kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự mà nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường  theo quy định của pháp luật.

 
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 
Điều 26.
Trong quá trình thực hiện Điều lệ này, Giám đốc Bệnh viện có thể đề nghị với Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
                                                                                                                  
                                                                                                     BỘ TRƯỞNG
                                                                                                                  
                                                                                                             Đã ký
 
                                                                                                Trần Thị Trung Chiến
 
Các bài viết khác
Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng Bệnh viện năm 2023(164 lượt xem)Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở(184 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 145/2023/VT-TBYT thẩm định giá dây nội soi tiêu hóa(275 lượt xem)Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 9/11/2023(256 lượt xem)Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng Bệnh viện 6 tháng đầu năm 2023(202 lượt xem)Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023(380 lượt xem)Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy(15.017 lượt xem)Luật An toàn, vệ sinh lao động(5.825 lượt xem)Nghị định số 146/2018/NĐ-CP(2.064 lượt xem)Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16/12/2019 của Thành Ủy Uông Bí về phương hướng, nhiệm vụ năm 2020(2.209 lượt xem)Quyết định số 1699/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 07/5/2019 phê duyệt bổ sung Danh mục 4.724 kỹ thuật(2.537 lượt xem)Công văn số 04-CĐ/BCĐ ngày 14/8/2018(3.244 lượt xem)Thông tư 40/2015/TT-BYT(3.802 lượt xem)Nghị định số 105/2014/NĐ-CP(1.372 lượt xem)Luật Bảo hiểm Y tế(4.659 lượt xem)Luật Người cao tuổi(3.712 lượt xem)Luật Hôn nhân và Gia đình(8.292 lượt xem)Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em(6.485 lượt xem)Luật Bình đẳng giới(3.351 lượt xem)Luật Phòng, chống Bạo lực Gia đình(3.036 lượt xem)Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Gia đình Việt Nam(2.621 lượt xem)Quyết định về Ngày Gia đình Việt Nam(2.230 lượt xem)Nghị định 79/2014/NĐ-CP(2.160 lượt xem)Quyết định số 5512/QĐ-BYT ngày 08/12/2017 của Bộ Y tế phê duyệt bổ sung Danh mục 326 kỹ thuật(2.235 lượt xem)Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 của Bộ Y tế(4.766 lượt xem)Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ Y tế(7.062 lượt xem)Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế(7.013 lượt xem)Hướng dẫn số 19-HD/BTGTW ngày 17/11/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương(3.276 lượt xem)Hướng dẫn số 18-HD/BTGTW ngày 10/11/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương(2.300 lượt xem)Kế hoạch phát triển Bệnh viện giai đoạn 2016 - 2020(1.733 lượt xem)Quyết định số 4300/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09/8/2016 phê duyệt bổ sung Danh mục 156 kỹ thuật(2.208 lượt xem)Luật phòng, chống tác hại thuốc lá(1.820 lượt xem)Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013(2.440 lượt xem)Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC(3.570 lượt xem)Luật an toàn, vệ sinh lao động(0 lượt xem)Quyết định số 5169/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 15/12/2014 phê duyệt Danh mục 9.313 kỹ thuật(2.621 lượt xem)Quyết định số 2214/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 22/6/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện đến năm 2020 định hướng đến 2030(1.734 lượt xem)Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cơ sở y tế "Xanh - Sạch - Đẹp"(2.808 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK