Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 103
  • Tổng truy cập: 17.192.397
Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với dịch đậu mùa khỉ
Cập nhật: 04/08/2022
Lượt xem: 1.976
Trước tình hình số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới tăng mạnh với hơn 22.000 trường hợp tại 79 quốc gia, trong đó đã có 5 ca tử vong (thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Ngày 23/7/2022 Tổng giám đốc của WHO đã chính thức công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ. Tại Việt Nam dù mức nguy cơ xâm nhập của bệnh vẫn đang ở mức trung bình và đến nay chưa ghi nhận ca bệnh nào, nhưng các chuyên gia y tế đánh giá khả năng xuất hiện ca bệnh trong thời gian tới tại nước ta hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi hoạt động giao thông đi lại giữa các quốc gia đang dần được nới lỏng.

Chủ động ứng phó với dịch bệnh, ngày 29/7/2022, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ. Để triển khai cụ thể các nội dung tài liệu tới hệ thống y tế tại các tỉnh, thành phố, ngày 1/8/2022 Bộ Y tế đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ” kết nối các điểm cầu của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Hội nghị do PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí là một trong các điểm cầu của tỉnh Quảng Ninh với sự tham dự của BSCKII. Nguyễn Thị Ngọc Điệp- Phó Giám đốc Bệnh viện, Lãnh đạo các Khoa, phòng liên quan như Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng, Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực Nội, Khoa Nhi, Khoa Bệnh Nhiệt đới… Lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế TP. Uông Bí, thị xã Đông Triều, Thị xã Quảng yên, và đại diện Các Phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn.


PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị


BSCKII. Nguyễn Thị Ngọc Điệp- Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại Hội nghị


Các đại biểu được cập nhật tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Hội nghị

Tại Hội nghị, chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã cập nhật tình hình bệnh đậu mùa khỉ trên Thế giới và các biện pháp ứng phó với bệnh; Các kế hoạch ứng phó với các tình huống dịch; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý đối với ca bệnh đậu mùa khỉ…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng, chống dịch nhằm phát hiện sớm để cách ly và điều trị kịp thời các ca bệnh; Các đơn vị chuyên môn cần tổ chức phân tuyến điều trị phù hợp để thu dung, điều trị người bệnh, đảm bảo phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế, chủ động tìm nguồn vaccine, thuốc, vật tư, thiết bị, sinh phẩm cho chẩn đoán và điều trị... Tuyệt đối “không hoang mang nhưng cũng không chủ quan” trước dịch đậu mùa khỉ.


Các đại biểu tham dự Hội nghị


Các đại biểu tham dự Hội nghị


Các đại biểu tham dự Hội nghị

Sau Hội nghị, cán bộ y tế Bệnh viện cũng như các đơn vị y tế trên địa bàn đã được cập nhật thông tin cũng như các hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ. Qua đó chủ động chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
 
Các bài viết khác
Tập huấn cập nhật biểu mẫu liên quan đến ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo Thông tư 32/2023/TT-BYT(49 lượt xem)Phổ biến, cập nhật kiến thức cho nhân viên mới(106 lượt xem)Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính cho cán bộ nhân viên y tế(102 lượt xem)Nâng cao kỹ năng nhận định tình trạng bệnh lý trên điện tâm đồ(165 lượt xem)Tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho điều dưỡng và nhân viên bảo vệ(202 lượt xem)Tập huấn "Quản lý chất thải rắn y tế" cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện(222 lượt xem)Tập huấn Luật khám bệnh chữa bệnh số 15/2023/QH15 cho cán bộ nhân viên y tế(579 lượt xem)Tập huấn nâng cao chất lượng chăm sóc giảm nhẹ và giảm đau cho nhân viên y tế(323 lượt xem)Không ngừng nâng cao năng lực nhận định và xử trí người bệnh cấp cứu(435 lượt xem)Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ nhân viên Bệnh viện(301 lượt xem)Đào tạo, cập nhật kiến thức cho nhân viên y tế Bệnh viện về phát hiện và báo cáo sự cố y khoa(2.529 lượt xem)An toàn bức xạ: Đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cao nhất với rủi ro bức xạ thấp nhất(2.272 lượt xem)Tập huấn an toàn vệ sinh lao động: Đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên và người bệnh(2.305 lượt xem)Tập huấn nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện(2.877 lượt xem)Tổng kết công tác đào tạo quản lý chất lượng giai đoạn 2016 - 2020(1.978 lượt xem)Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện(1.798 lượt xem)Chuẩn hoá năng lực cho giảng viên đào tạo y khoa liên tục(2.183 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí: Địa chỉ tin cậy chuyển giao mô hình chăm sóc toàn diện người bệnh theo đội(1.771 lượt xem)Tập huấn "Ứng dụng phương pháp quản trị tinh gọn LEAN trong cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh"(1.509 lượt xem)Sự hài lòng của học viên với đào tạo liên tục về xây dựng đề án cải tiến chất lượng năm 2020(1.137 lượt xem)Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường Bệnh viện(4.221 lượt xem)Tập huấn hướng dẫn thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm năm 2020(1.998 lượt xem)Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên y tế năm 2020(2.011 lượt xem)Tập huấn chăm sóc trẻ sinh non và nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo(1.839 lượt xem)Tiếp tục cập nhật kỹ năng phòng chống dịch bệnh tại Bệnh viện(1.474 lượt xem)Tập huấn tiêm an toàn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị(3.092 lượt xem)Chủ động nâng cao năng lực ứng phó dịch COVID-19 cho cán bộ nhân viên(1.974 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK