Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 146
  • Tổng truy cập: 17.208.948
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời
Cập nhật: 30/09/2023
Lượt xem: 668
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn, kèm theo xuất huyết ở da hoặc niêm mạc và giảm tiểu cầu ở trong máu.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue được Spaniards mô tả lần đầu tiên vào năm 1764. Căn nguyên gây bệnh là các virus Dengue do Ashburn và Graig phát hiện năm 1907. Năm 1953, một vụ dịch sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở Philippin. Năm 1958 một vụ dịch tương tự xảy ra ở Thái lan, căn nguyên gây bệnh là các virus Dengue đã được xác định. Do dịch ngày càng lan rộng ra các nước Đông Nam Á, như Việt Nam năm 1958- 1960, Singapo, Lào, Campuchia… và các nước Tây Thái Bình Dương trong những năm sau, tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1964 đã thống nhất tên gọi của bệnh là sốt xuất huyết Dengue. Cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có thể có người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue.

2. Dịch tễ học của virus Dengue xuất huyết
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, sốt xuất huyết ghi nhận trên cả nước là hơn 47.000 ca mắc, 11 ca tử vong. Tính đến 17/08/2023, Hà Nội đã ghi nhận hơn 3.500 ca mắc sốt xuất huyết. Tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, người bệnh có xu hướng gia tăng nhanh trong 4 tuần gần đây, mỗi tuần ghi nhận từ 500-600 ca mắc mới. Hiện tại, trong số 776 người bệnh sốt xuất huyết đang điều trị tại các Bệnh viện có 8 ca nặng.
                 
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do thời tiết mưa nhiều, tạo thuận lợi phát sinh bọ gậy và muỗi, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh ở mức cao.

2.1. Mầm bệnh
Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae có 4 tuyp huyết thanh: 1,2,3 và 4. Có nhân ARN, có 3 gen Protein có cấu trúc Protein C (lõi), Protein M (màng), Protein (vỏ) và 7 Protein không cấu trúc. Protein E có chức năng trung hoà và tương tác với các thụ thể.

Các virus Dengue có nhiều kháng nguyên, có kháng nguyên đặc hiệu của tuyp, có những kháng nguyên chung của phân nhóm và nhóm. Cả 4 tuyp huyết thanh virus Dengue có phản ứng chéo nhau. Tuy nhiên kháng thể thu được sau khi nhiễm một tuyp huyết thanh có phản ứng dương tính nhưng không trung hoà hoàn toàn được các tuyp còn lại.

2.2. Nguồn bệnh
Là người bệnh, cần chú ý những người bệnh mắc thể nhẹ ít được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng. Những nghiên cứu ở Malaixia đã chứng minh được loài khỉ hoang dã là nguồn chứa mầm bệnh, nhưng chưa có bằng chứng bệnh lây từ khỉ sang người.    
      
2.3. Đường lây
Virus Dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Nó được truyền sang người theo đường máu chủ yếu qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti. Muỗi gây sốt xuất huyết đốt người mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối.

- Muỗi chủ yếu: A. aegypti ở thành thị
- Muỗi thứ yếu: A. acbopictus ở nông thôn, trong rừng A. polynesiensis ở Nam Thái Bình Dương. Một số loài muỗi khác như A. scultellaris, A. niveus, A. cooki… là trung gian truyền bệnh thứ yếu.

 

Bệnh lây theo đường máu qua muỗi Aedes (Hình ảnh minh hoạ)



Bệnh lây theo đường máu qua muỗi Aedes (Hình ảnh minh hoạ)
 
Aedes aegypti là muỗi vằn, có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời sinh sản thuận lợi ở những dụng cụ chứa muỗi nhân tạo gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng muỗi phát triển là trên 260 C, từ 11 - 18 ngày trứng nở thành ấu trùng. Ở nhiệt độ 32- 330 C chỉ cần 4-7 ngày trứng nở thành ấu trùng. Muỗi Aedes aegypti rất thích đốt người, đốt kéo dài, đốt nhiều lần đến no máu thì thôi (đốt người chủ yếu vào ban ngày). Sau khi đốt no máu, muỗi đậu ở nơi tối, độ cao từ 2m trở xuống, bay xa được 400m.

2.4. Cơ thể cảm thụ
- Các địa phương có dịch lưu hành nhiều năm, trẻ em dễ bị mắc bệnh hơn người lớn.
- Địa phương lần đầu có dịch thì mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.
- Dịch sốt xuất huyết Dengue hay xảy ra vào mùa mưa, nóng. ở nước ta, dịch bệnh xuất huyết Dengue được chia thành 3 vùng:

   + Vùng 1: Có bệnh quanh năm phát triển dịch vào mùa hè thu gặp chủ yếu ở trẻ em, tại những vùng có nhiệt độ trên 200 C, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung.
   + Vùng 2: Không có bệnh vào những tháng rét, dịch xuất hiện vào các tháng mùa mưa và nóng, là vùng đồng bằng bắc bộ.
   + Vùng 3: Bệnh tản phát vào các tháng mùa mưa, nóng và thường không thành dịch nặng, là vùng Tây Nguyên và vùng núi phía bắc.

Virus Dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, người bệnh sau khi bị nhiễm virus và sốt có thể là nguồn truyền virus cho những con muỗi khác. Người bị nhiễm là người mang bệnh từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trong thời gian virus lưu hành và nhân lên trong máu của người.

 

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cho người
 
Sau khi muỗi cái Aedes aegypti hút máu người bệnh nhiễm virus Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10 - 12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trở thành nhiễm virus và có thể truyền virus Dengue cho những người khỏe mạnh khác khi muỗi đốt.

3. Diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue (Theo hướng dẫn BYT năm 2011)
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

3.1. Giai đoạn sốt
3.1.1. Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

3.1.2. Cận lâm sàng.
- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
- Số lượng bạch cầu thường giảm.

3.2. Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3 -7 của bệnh
3.2.1. Lâm sàng
a) Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.
b) Có thể có các biểu hiện sau:

- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ):
   + Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
   + Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.

- Xuất huyết:
   + Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
   + Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
   + Xuất huyết nội tạng như đường tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.

c) Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

3.2.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi.
- Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L).
- Enzym AST, ALT thường tăng.
- Trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu.
- Siêu âm hoặc chụp X-quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.

3.3. Giai đoạn hồi phục
3.3.1. Lâm sàng
Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48-72 giờ.

- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.
- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

3.3.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại.
- Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt.
- Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.

4. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện virus Dengue
4.1. Xét nghiệm huyết thanh

- Xét nghiệm test nhanh:
   + Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.
   + Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi.

Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm tìm kháng thể IgG/IgM và kháng nguyên NS1 của virus Dengue trong huyết thanh theo phương pháp xét nghiệm miễn dịch sắc ký (Test nhanh chẩn đoán Dengue IgG/ IgM và NS1) để chẩn đoán và sàng lọc bệnh sốt xuất huyết Dengue, phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy máu, người bệnh đã có được kết quả.

- Xét nghiệm ELISA:
   + Tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ 5 của bệnh.
   + Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (lần sau gấp 4 lần đầu thì có giá trị)

4.2. Xét nghiệm PCR và nuôi cấy phân lập virus: Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện).

5. Phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết do virus Dengue
- Thực hiện công tác giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo quy định của Bộ Y tế.
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

Các bài viết khác
Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(1.977 lượt xem)Bệnh táo bón(1.107 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.316 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(6.316 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(17.014 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(2.114 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(5.026 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(3.512 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(1.759 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(13.516 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.266 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(9.712 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(28.477 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.275 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(9.416 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.169 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.400 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(21.690 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.534 lượt xem)Vài nét về vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý ruột thừa(9.080 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK