Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 52
  • Tổng truy cập: 20.183.951
Những điều cần biết về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
Cập nhật: 21/03/2024
Lượt xem: 77
1. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ hay nhiễm trùng vết mổ có thể làm nặng thêm bệnh tật cho người bệnh. Không chỉ vậy, một nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần  còn làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện..
 
Các tác nhân gây nhiễm trùng vết mổ bao gồm:
- Bệnh sinh của nhiễm khuẩn vết mổ liên quan đến các yếu tố vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn nhiễm, độc lực của vi khuẩn, khuẩn chí bình thường),

- Loại phẫu thuật, kỹ năng của bác sĩ và điều kiện phòng mổ (kỹ thuật mổ, thất bại trong hủy bỏ khoảng chết, Chấn thương mô, Dẫn lưu, Tưới máu kém, Thời gian phẫu thuật, rửa tay của phẫu thuật viên, chuẩn bị da, cạo lông, sát trùng da, khử trùng dụng cụ, thông khí phòng mổ, kháng sinh dự phòng...)

- Sức đề kháng của người bệnh (tuổi tác, chấn thương, bệnh ác tính, bệnh chuyển hóa, tình trạng dinh dưỡng, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, nhiễm trùng kế cận, thay đổi đáp ứng miễn dịch, thời gian nằm viện trước mổ...).

Nguồn tác nhân gây bệnh có thể là từ nội sinh người bệnh hoặc ngoại sinh từ môi trường của phòng mổ hoặc từ nhân viên bệnh viện, từ những ổ nhiễm khuẩn kế cận và từ những thiết bị nhân tạo được cấy vào bên trong người bệnh hoặc từ dụng cụ sử dụng cố định ngoài ở các vết xương gãy.

Những tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ còn tùy thuộc vào loại phẫu thuật đang thực hiện. Với phẫu thuật trên hệ thống tiêu hóa và đường niệu sinh dục, vi khuẩn thường gặp là trực khuẩn Gram âm, cầu khuẩn Gram dương và vi khuẩn yếm khí. Báo cáo ở các nước đang phát triển cho thấy tác nhân chủ yếu là các trực khuẩn Gram âm, trong khi đó kết quả ở các nước Âu châu thì nhiễm khuẩn vết mổ thường do vi khuẩn Gram dương.


Nhiễm khuẩn vết mổ hay nhiễm trùng vết mổ có thể làm nặng thêm bệnh tật cho người bệnh
(Hình ảnh minh hoạ)

2. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
2.1. Nguyên tắc chung

Nhân viên y tế, người bệnh và người nhà của người bệnh phải tuân thủ quy định, quy trình phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trước, trong và sau phẫu thuật.

Sử dụng kháng sinh dự phòng phù hợp với tác nhân gây bệnh, đúng liều lượng, thời điểm và đường dùng.

Thường xuyên và định kỳ giám sát phát hiện nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh phẫu thuật, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế và thông tin kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.

Luôn có sẵn các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao và hóa chất thiết yếu cho thực hành vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị người bệnh ngoại khoa.

2.2. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn đối với người bệnh phẫu thuật
2.2.1. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
Xét nghiệm định lượng glucose máu trước mọi phẫu thuật. Duy trì lượng glucose máu ở ngưỡng sinh lý trong suốt thời gian phẫu thuật cho tới 48 giờ sau phẫu thuật.

Xét nghiệm định lượng albumin huyết thanh cho người bệnh mổ kế hoạch.

Đánh giá tình trạng toàn thân của người bệnh trước phẫu thuật theo thang điểm ASA.

Phát hiện và điều trị tình trạng nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí phẫu thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước mổ đối với các phẫu thuật có kế hoạch.
 
Rút ngắn thời gian nằm viện trước mổ đối với các phẫu thuật có kế hoạch.

Tắm khử khuẩn trước phẫu thuật: Tắm bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn chứa chlorhexidine vào đêm trước và vào sáng ngày phẫu thuật.

Loại bỏ tất cả tư trang, quần áo, các bộ phận giả (móng tay, lông mi, tóc, răng giả tháo lắp...) trước khi vào buồng phẫu thuật.

Loại bỏ lông tại vị trí phẫu thuật do nhân viên y tế thực hiện trước phẫu thuật. Sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông, không sử dụng dao cạo.

Vệ sinh, làm sạch vùng dự kiến rạch da theo đúng qui trình.

Đánh giá người bệnh trước khi phẫu thuật bằng bảng kiểm phẫu thuật bắt buộc.

2.2.2. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật
Nhân viên y tế mang trang phục dành riêng cho khu phẫu thuật (quần áo, mũ, giày…) đúng quy định.

Thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa theo đúng quy trình

Thành viên kíp phẫu thuật khi ở trong buồng phẫu thuật phải mặc quần áo vô khuẩn, mang khẩu trang che kín mũi miệng và găng tay vô khuẩn theo đúng quy trình. Kíp phẫu thuật cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi phẫu thuật.

Cửa buồng phẫu thuật luôn đóng kín trong suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào buồng phẫu thuật.

Nhân viên y tế khác khi vào buồng phẫu thuật phải thực hiện nghiêm nội quy của khu phẫu thuật (đi theo lối đi một chiều, hạn chế đi lại, không nói to đùa nghịch, không/ hạn chế tiếp xúc tay với bề mặt môi trường trong buồng phẫu thuật thuật và tuân thủ thời điểm vệ sinh tay, hạn chế ra vào buồng phẫu thuật khi ca mổ đang tiến hành).

Trước mỗi ca phẫu thuật, nhân viên y tế chuyên trách dụng cụ phải thực hiện các công việc gồm:
+ Kiểm tra hạn sử dụng, các test chứng thực chất lượng tiệt khuẩn trong gói của dụng cụ, đồ vải phẫu thuật đã tiệt khuẩn.
+ Kiểm tra hạn sử dụng của các vật tư sử dụng cho ca phẫu thuật (găng, gạc, ống thông, dung dịch sát khuẩn, bơm tiêm, dịch truyền, thuốc...).
+ Kiểm tra các yêu cầu đặc biệt cho cuộc phẫu thuật đã có kế hoạch trước liên quan đến quy trình phẫu thuật.
+ Bố trí thiết bị, dụng cụ phục vụ phẫu thuật hợp lý để hạn chế di chuyển của nhân viên y tế trong buồng phẫu thuật trong suốt quá trình diễn ra cuộc phẫu thuật.

Thực hiện quy định sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn.

Người bệnh phẫu thuật đang mắc bệnh nhiễm khuẩn (được phân loại mổ bẩn) hoặc các bệnh truyền nhiễm khác cần được bố trí vào buồng mổ nhiễm.

Chuẩn bị da vùng phẫu thuật đúng quy định

Buồng phẫu thuật cần đạt tiêu chí sạch trước khi phẫu thuật, sau mỗi ca phẫu thuật cần được vệ sinh khử khuẩn trước khi thực hiện ca phẫu thuật tiếp theo, tổng vệ sinh khử khuẩn 1 tuần/lần.

Dụng cụ, đồ vải bẩn sử dụng trong phẫu thuật cần được thu gom và xử lý dùng lại theo đúng quy trình.

Chất thải phát sinh trong phẫu thuật cần được phân loại, cô lập, thu gom và vận chuyển theo đúng quy định.

Kỹ thuật mổ: Khi phẫu thuật cần thao tác nhẹ nhàng, duy trì cầm máu tốt, tránh làm đụng giập, thiểu dưỡng mô/tổ chức. Loại bỏ hết tổ chức chết, chất ngoại lai và các khoang chết trước khi đóng vết mổ. Áp dụng đóng vết mổ kỳ đầu muộn hoặc đóng kỳ hai ở phẫu thuật bị ô nhiễm nặng. Nếu phải dẫn lưu, sử dụng hệ thống dẫn lưu kín, không đặt ống dẫn lưu qua vết mổ. Trước khi đóng vết mổ phải kiểm tra và đếm kiểm dụng cụ, gạc đã sử dụng.

Đảm bảo hàng rào tự nhiên của cơ thể NB: oxygen, thân nhiệt, G máu…

2.2.3. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.
Phân vùng/buồng cho bố trí phù hợp người bệnh sau mổ: Khu vực người bệnh nhiễm khuẩn, khu vực người bệnh có chế độ chăm sóc đặc biệt (suy giảm miễn dịch,...), khu vực người bệnh thở máy, khu vực người bệnh hồi tỉnh thông thường nhằm giảm thiếu lây nhiễm các tác nhân nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng kháng sinh.

Thực hiện giám sát, phát hiện sớm nhiễm khuẩn bệnh viện. Những người bệnh chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn đa kháng kháng sinh phải cách ly tại khu vực/buồng bệnh riêng.

Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục từ 24-48 giờ sau mổ. Chỉ thay băng khi băng thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở kiểm tra vết mổ.

Thay băng theo đúng quy trình vô khuẩn

Nhân viên y tế tuân thủ các quy định về phòng ngừa chuẩn, vệ sinh tay, phòng ngừa, xử lý tai nạn rủi ro khi tiếp xúc với máu dịch tiết, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường.

2.2.4. Vệ sinh môi trường, giám sát vi sinh môi trường
Thực hiện vệ bề mặt sinh môi trường bệnh viện, bề mặt môi trường khu phẫu thuật theo đúng hướng dẫn.

Giám sát vi sinh môi trường không khí, môi trường bề mặt.
+ Định kỳ lấy mẫu giám sát vi sinh bề mặt và không khí buồng phẫu thuật ít nhất mỗi 3 tháng 1 lần và khi cần.
+ Lấy mẫu giám sát vi sinh bề mặt và không khí buồng phẫu thuật khi nghi ngờ ô nhiễm không khí, bề mặt buồng phẫu thuật là nguyên nhân dẫn đến dịch nhiễm khuẩn vết mổ.
+ Định kỳ đánh giá chất lượng nguồn nước rửa tay ngoại khoa tại khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức ít nhất 3 tháng một lần và khi cần.

 
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
 
Các bài viết khác
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(773 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(2.803 lượt xem)Bệnh táo bón(1.296 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.907 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(8.525 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(20.140 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(2.291 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(5.557 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(4.093 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(1.969 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(14.777 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.716 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(10.776 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(32.227 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.465 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(10.067 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.227 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.897 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(22.302 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.975 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK